Mang thai tuần 20 và những điều mẹ chưa biết

special-mum-tuan-20

Như vậy là con đã đi được một nửa hành trình trong bụng mẹ. Đến tuần thai thứ 20, có lẽ mẹ sẽ cảm thấy thật diệu kỳ khi ngày càng cảm nhận rõ sự hiện của con qua từng cử động của bé. Chắc mẹ cũng đang rất háo hức muốn xem tuần 20 này con đã lớn thêm được chút nào chưa đúng không nào? Cùng tìm hiểu nay bây giờ nhé mẹ.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần 20

special-mum-tuan-20-hinh-anh-thai-nhi

Tuần thai này, em bé đã to bằng một quả chuối với chiều dài khoảng 16,41cm và trọng lượng trung bình khoảng 299,94g. Các bộ phận khác trong cơ thể bé cũng ngày một đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Não bộ và thần kinh

Bước vào tuần thai thứ 20, cũng là thời điểm nửa cuối thai kỳ, não bộ của em bé tăng khoảng 6 lần cả về kích thước lẫn khối lượng, Các tế bào não hình thành những kết phối phức tạp hơn. Bên cạnh đó tốc độ hoàn thiện về cấu trúc và chức năng cũng nhanh hơn

Hệ tiêu hoá

Hệ tiêu hoá của em bé cũng bắt đầu hoàn thiện vào thời điểm này. Một thay đổi lớn trong giai đoạn này đó là thai nhi bắt đầu có những hoạt động đầu tiên tại ruột, cụ thể là sự sản xuất phân su. Hay còn được biết đến là chất nhầy dính màu đen hoặc xanh đậm được thải 1 phần vào nước ối và tích luỹ tại đường tiêu hoá của bé.

Cơ quan sinh sản

Bước vào tuần thai thứ 20, nếu như em bé của bạn là bé gái thì tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang tiếp tục phát triển. Trong trường hợp đó là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, vì vậy khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.

Giác quan

Tuần thai thứ 20 của thai kỳ, các tế bào thần kinh của bé bắt đầu chuyên biệt hoá cho 5 giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.  Cụ thể, mặc dù mí mắt của bé vẫn còn nhắm chặt, nhưng bé đã có thể phân biệt được sáng tối, gần những tháng cuối thai kỳ bé sẽ bắt đầu mở mắt. Vị giác của bé cũng đang thay đổi, bé có thể nuốt được ở thời điểm này.

Da

Lớp chất gây (lớp vexnin) vẫn tiếp tục phát triển bao phủ bên ngoài để bảo vệ cho làn da mỏng manh của trẻ. Bên cạnh đó lớp chất gây này còn có tác dụng giữ cho da của em bé không bị nứt nẻ, trầy xước khi ở trong bụng mẹ. Vì vậy, khi thai nhi di chuyển qua cổ tử cung và âm đạo sẽ dễ dàng hơn khi sinh thường.

Sự thay đổi của mẹ trong tuần thai 20

Những thay đổi về thể chất

special-mum-tuan-20-kho-tieu-o-nong

Chứng khó tiêu và ợ nóng tiếp tục tái phát do ảnh hưởng của nội tiết tố giới tính progesterone, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu, giãn cơ thành ruột nên hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn thường ngày. Bên cạnh đó khi tử cung phát triển lớn dần chèn ép dạ dày khiến axit trào ngược lên thực quản tạo thành chứng ợ nóng rất khó chịu… Có thể tìm hiểu thêm về Cách đối phó với chứng ợ nóng, khó tiêu khi mang thai. 

Chân và mắt cá chân của mẹ thường sẽ bắt đầu sưng lên khi thai nhi 20 tuần tuổi. Cơ thể mẹ đang tích nhiều nước hơn bình thường. Tình trạng phù nề này cũng xảy ra khi mẹ đứng lâu. Vì vậy mẹ nên chọn những đôi giày thoải mái, hơi rộng để dễ xỏ vào chứ không kích chân. Chỉ vài tuần nữa thôi mẹ sẽ thấy rằng mình thật sáng suốt vì đã chọn giày rộng hơn! Tìm hiểu thêm qua bài viết: Cách hạn chế phù nề khi mang thai

Tử cung phát triển lớn hơn và đẩy một số cơ quan ra khỏi vị trí bình thường. Trong đó ruột là cơ quan đầu tiên dịch chuyển do tử cung mở rộng. Tần suất tiểu tiện có thể chậm lại, thường đi với giảm bớt rủi ro nhiễm trùng đường tiểu. Khi tình trạng căng cơ và dây chằng xung quanh dạ con đang nhiều thêm, Mẹ có thể cảm thấy đau nhức, cụ thể ở bụng dưới hoặc lưng. Một chứng đau điển hình gọi là đau dây chằng vùng khung chậu. Dây chằng vùng khung chậu là một trong những dây chằng giữ cho dạ con ở đúng vị trí. Trong thời gian mang thai nó căng và dày hơn để phù hợp cho tử cung đang lớn lên.

Những thay đổi về cảm xúc khi mang thai tháng thứ 5

special-mum-tuan-20-dang-tri-khi-mang thai

Vào giai đoạn này, đôi khi mẹ sẽ thường xuyên đãng trí, đây là một điều rất bình thường đối với các bà bầu. Do lượng hormone progesterone và estrogen tăng từ 15 đến 40 lần so với bình thường khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, khó tập trung vào công việc gây nên chứng đãng trí. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng đãng trí nhớ tạm thời hoặc một phần nên mẹ đừng quá lo lắng. Hãy cố gắng ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe tốt thì mẹ có thể hạn chế được tác hại xấu từ chứng suy giảm trí nhớ này gây ra.

Lời khuyên cho mẹ bầu

Khám thai định kỳ

Nếu tuần thai 18 và 19 mẹ vẫn chưa gặp được bác sĩ thì không còn gì thích hợp hơn tuần 20 này. Tất cả thông tin về cân nặng, huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác sẽ được các chuyên gia y tế kiểm tra lại để đảm bảo thai kỳ vẫn khỏe mạnh và duy trì tốc độ phát triển đúng chuẩn. Đặc biệt nhất, siêu âm vào tuần thai này mẹ có thể biết được giới tính em bé.

Chế độ vận động

special-mum-tuan-20-che-do-van-dong

Tuần thai thứ 20 mẹ vẫn chưa quá nặng nề và những khó chịu ở giai đoạn đầu đã đi qua. Vì vậy nếu như mẹ chưa tập thể dục trong những tuần thai trước đó, thì tuần thai này vẫn là thích hợp cho mẹ trải nghiệm những bài tập đơn giản, sẽ giúp mẹ thư giãn cơ thể và đem lại nhiều lợi ích cho quá trình sinh em bé. Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Top 3 bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ.

Dinh dưỡng thai kỳ tuần 20

Tuần thai này mẹ vẫn cần đảm bảo bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ như sắt, vitamin A – B1 – B2…, DHA, Choline… Nhu cầu sắt trong thai kỳ cho mẹ bầu là 30mg/ ngày. Một số  nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt mẹ có thể bổ sung trong thai kỳ như:

  • Thịt lợn
  • Thịt bò
  • Ngũ cốc chứa sắt
  • Các loại đậu
  • Bột yến mạch

Lên kế hoạch cho con yêu

Việc bắt đầu lên kế hoạch cho việc sinh em bé cũng như chăm sóc con từ tuần thai này sẽ giúp mẹ có nhiều thời gian để suy nghĩ và lựa chọn hơn. Hãy dành thời gian thảo luận cùng người chồng của bạn một cách chi tiết cho kế hoạch sinh nở. Bây giờ đã là tháng thứ 5 và hành trình nửa chặng đường cuối cùng sẽ qua nhanh hơn bạn nghĩ đấy.

Vậy là tuần thai thứ 20 đã chính thức khép lại với nhiều sự thay đổi của cả mẹ và bé. Những cảm xúc niềm vui cũng như những lo lắng sẽ đến với mẹ. Nhưng không sao, tất cả đều là những điều rất bình thường của một thai kỳ. Mẹ hãy an tâm và tận hưởng thai kỳ nhé. Cùng chào đón tuần thai 21 cùng Special Mum nào mẹ ơi

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/20/

2. https://www.verywellfamily.com/20-weeks-pregnant-4159017

3.https://www.momjunction.com/articles/20th-week-pregnancy-symptoms-baby-development-tips-body-changes_0022780/

 

 

Tags : 40 tuần thai, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn