Tiểu đường thai kỳ và những điều cần lưu ý

Tiểu đường thai kỳ và những điều cần lưu ý | specialmum

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý mà nhiều mẹ bầu có nguy cơ gặp phải trong quá trình mang thai. Đây là bệnh lý đem lại một số những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, tuy nhiên có thể phòng tránh được. Vì vậy mẹ bầu cần theo dõi ngay bài viết sau để biết thêm các thông tin chi tiết. 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Định nghĩa

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý được đặc trưng bởi việc lượng đường trong máu tăng cao ở một số phụ nữ trong quá trình mang thai. Các nghiên cứu cho thấy có 2-10% mẹ bầu sẽ gặp phải trình trạng tiểu đường thai kỳ, và tình trạng này thường diễn ra vào khoảng tuần thai 24-28 thai kỳ và sẽ biến mất sau sinh. 

Nguyên nhân của đái tháo đường thai kỳ

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ| specialmum

Khi quá trình tiêu hóa được diễn ra, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate trong các thực phẩm thành đường glucose. Glucose sẽ đi vào máu và di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hormone có tên insulin trong cơ thể sẽ giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu.

Tuy nhiên trong thai kỳ, nhau thai sẽ tạo ra một số loại tiết tố giúp thai nhi phát triển và đây chính là nguyên nhân tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và ra gây ra đái tháo đường là hậu quả tất yếu.

Bên cạnh đó trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần cung cấp lượng năng lượng để duy trì cho hoạt động của cả mẹ bầu và thai nhi, bao gồm cả đường. Tuy nhiên không phải cơ thể lúc nào cũng có thể sản xuất đủ lượng insulin để điều hòa lượng đường trong máu, do đó đây cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Triệu chứng

special-mum-trieu-chung-tieu-duong

Tiểu đường khi mới mắc sẽ khó có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, chỉ phát hiện thông qua việc làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để xem xét, nếu bạn gặp phải nhiều triệu chứng và các triệu chứng này khá rõ nét, cần đến bác sĩ để làm thăm khám và chẩn đoán luôn.

  • Thường xuyên khát nước
  • Đi tiểu nhiều và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn
  • Mệt mỏi, sút cân
  • Tăng cân quá nhanh số với khuyến cáo
  • Mờ mắt
  • Ngủ ngáy
  • Các vết thương (nếu có) lâu lành

Các đối tượng dễ bị tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn là một trong những đối tượng sau thì nguy cơ bị tiểu đường của bạn sẽ cao hơn đối tượng khác rất nhiều. Vì vậy cần cực kỳ thận trọng và có chế độ theo dõi giám sát chặt chẽ và chế độ ăn uống cũng như thường xuyên theo dõi đường huyết.

  • Bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc ở lần mang thai trước
  • Thừa cân trước và trong khi có thai
  • Mang thai khi đã ngoài 35 tuổi
  • Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường type 2
  • Tăng cân nhanh trong thời gian mang thai
  • Đã hoặc đang bị hội chứng PCOS (đa nang buồng trứng)

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ?

Với thai nhi

special-mum-anh-huong-den-thai-nhi

Tình trạng tiểu đường thai kỳ đã được chứng minh rằng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Một số biến chứng nguy hiểm mẹ cần biết đến như:

  • Thai nhi tăng cân quá nhanh (dẫn đến khi sinh có thể nặng đến 4kg hơn)
  • Sau sinh sinh ra trẻ dễ bị thừa cân, béo phì, dễ mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp (khó thở nghiêm trọng, suy hô hấp) và đường huyết (hạ đường huyết). 
  • Bị tụt canxi sau sinh
  • Nguy cơ dị tật thai nhi
  • Thai chết lưu

Với mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ không chỉ ra gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng của em bé khi còn trong bụng mẹ và sau sinh mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu ở những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Một số biến chứng có thể kể đến như:

  • Tăng huyết áp, tiền sản giật
  • Chấn thương vùng lương, gãy xương, trật khớp do thai nhi quá to
  • Sinh non
  • Sảy thai
  • Xuất huyết sau sinh
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Các phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể dự phòng được, vì vậy để hạn chế tối đa tình trạng tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc sau

Kiểm soát cân nặng trước và trong quá trình mang thai

special-mum-kiem-soat-can-nang

Sau khi lên kế hoạch mang thai, bạn nên cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng vì thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của tình trạng tiểu đường thai kỳ. Chỉ số BMI của bạn nếu lớn hơn 30 thì nguy cơ tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn so với người có BMI nhỏ hon 25.

Trong quá trình mang thai nếu như cân nặng của bạn tăng quá mức khuyến nghĩ cũng sẽ rất dễ bị tiểu đường thai kỳ. Vì vậy đừng lấy lý do mang thai cần tăng cân, và tăng cân là điều bình thường mà buông thả bản thân. Việc tăng cân quá chập hoặc tăng cân quá nhanh đều không tốt cho thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ

special-mum-che-do-dinh-duong-thai-ky

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Trong chế độ ăn hàng ngày cần cân bằng lượng đường và các nhóm dinh dưỡng khác để duy trì chỉ số đường huyết hợp lý và vẫn đẩm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai kỳ.

Để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý và phù hợp cho thai kỳ, mẹ bầu nên nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Việc nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia cho riêng mình sẽ giúp mẹ không cần quá lắng về việc nên ăn gì, không nên ăn gì để có thể duy trì được đường huyết thai kỳ. 

Tăng cường tập luyện thể dục

Việc luyện tập thể dục thể thao trong thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe mà còn giúp ngăn chặn một số bệnh lý trong đó có tiểu đường thai kỳ. Hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ của bạn trước khi đưa ra quyết định lựa chọn môn thể thao nào. 

Một số bài tập thể dục phù hợp cho mẹ bầu trong thai kỳ như yoga, đi bộ, bơi lội. Mẹ nên duy trì mỗi bài tập 30 phút mỗi ngày và nên tập khoảng 3-5 ngày/ tuần. Việc vận động sẽ giúp lượng đường huyết của mẹ bầu không tăng quá cao do cải thiện sự đề kháng insulin, tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng cho cơ thể và hoạt động của hệ tim mạch. 

Các thông tin được cung cấp từ chuyên gia y tế của Special Mum về bệnh lý tiểu đường thai kỳ hy vọng đã cung cấp cho mẹ bầu những thông tin hữu ích. Hy vọng mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và chào đón thiên thần nhỏ đầy đáng yêu.

 

Tags : Chăm sóc thai kỳ, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn