Mang thai tuần 18 và những điều mẹ chưa biết

special-mum-tuan-18

Chúc mừng mẹ đã vượt qua được một nửa của hành trình thai kỳ, phải chăng mẹ đang cảm thấy rất diệu kỳ? Từ những tuần thai đầu tiên em bé chị mới chớm xuất hiện mà giờ đã trải qua 18 tuần rồi. Những điều diệu kỳ hơn vẫn đang chờ mẹ ở phía trước. Cùng khám phá hành trình thai kỳ tại tuần thai 18 dưới bài viết sau nhé mẹ

Những thay đổi của thai nhi.

special-mum-tuan-18-hinh-anh-thai-nhi

Tuần thai thứ 18 đã tới, với chiều dài 14,20 cm, trong lượng khoảng 140,05, tuần thai này em bé có kích thước to như một bông hoa atiso.

Khi mang thai tuần 18, các xương của bé tiếp tục cứng cáp hơn,đây được gọi là quá trình thạch hoá. Xương chân, xương đòn và xương tai trong là những xương xuất hiện đầu tiên.

Đặc biệt, xương ở tai trong của bé bây giờ đã phát triển đủ để hoạt động cùng với sự liên kết của thần kinh, bé có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Bé giờ đây đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập, nghe tiếng bụng sôi của mẹ cả thậm chí bé có thể giật mình bởi những tiếng động lớn. Do đó ba mẹ từ giờ có thể bắt đầu trò chuyện cùng con được rồi.

Một lớp bảo vệ thần kinh được gọi là myelin đang bắt đầu hình thành xung quanh dây thần kinh của bé. Lớp phủ này sẽ tiếp tục hình thành cho đến khi bé chào đời.

Những thay đổi của mẹ bầu tuần 18

Những thay đổi về mặt thể chất

special-mum-dau-lưng-khi-mang-thai

Bước sang tuần thứ 18 của thai kỳ, do trọng lực cơ thể thay đổi, mẹ bầu sẽ có dáng đi hơi khác một chút so với bình thường để thích nghi với chiếc bụng bầu ngày một lớn dần lên. Mẹ hãy cố gắng trong quá trình đi lại đừng khom lưng. Nếu là nhân viên văn phòng, trong quá trình làm việc mẹ hãy điều chỉnh ghế ngồi sao cho thật thoải mái để bớt đau lưng khi mang thai. Có thể tìm hiểu thêm: Lưu ngay 6 cách giúp mẹ bầu giảm đau lưng khi mang thai.

Khi thai nhi 18 tuần, tử cung của mẹ đã cao ngang rốn do đó bụng sẽ lộ rõ hơn, đặc biệt là vùng từ dưới cánh tay đến eo sẽ trở nên to hơn. Nếu như đây là lần mang thai thứ hai, bụng của mẹ bầu có thể sẽ còn lớn hơn nữa do các cơ bụng ngày càng giãn ra, không còn săn chắc như trước. 

Do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, các mạch máu sẽ phình to nhằm giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Việc này gây chèn ép tĩnh mạch và là nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch và trĩ khi mang thai. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ giảm sau khi sinh bé, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng. 

Thỉnh thoảng mẹ bầu sẽ bạn cảm thấy nóng ran quanh vùng ngực, nách và háng. Do trong quá trình mang thai nhiệt độ cơ thể có thể tăng hơn một vài độ so với bình thường khiến mẹ dễ bị đổ mồ hôi. Vì thế, mẹ nên chọn quần áo lót đúng kích cỡ và làm từ chất liệu cotton thoáng mát và giúp mẹ cảm thấy thoải mái.

Tình trạng nám da thai kỳ sẽ xuất hiện trên khoảng 50% phụ nữ mang thai. Phần lớn, trong khi mang thai, da của mẹ bầu trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Đây là một hiện tượng sinh lý thông thường và phần lớn các vết nám này sẽ biến mất sau khi bé chào đời. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sức khoẻ. 

special-mum-tuan-18-nam-da-khi-mang-thai-01

Chóng mặt là một trong những hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ cần hạn chế việc đứng quá lâu hoặc đột ngột bật dậy khi đang nằm. Hãy để cơ thể có thời gian thích nghi với tư thế mới.

Những thay đổi về mặt cảm xúc

Từ giai đoạn tuần 18 của thai kỳ, nhiều cặp vợ chồng lo lắng về quá trình sinh nở sẽ như thế nào và họ sẽ ra sao trong vai trò làm cha, làm mẹ sắp tới. Tất cả những lo lắng này đều hết sức bình thường mà ai rồi cũng sẽ phải trải qua. Hãy chia sẻ cùng với bác sĩ với người thân về những băn khoăn của mình để nhận được những giải đáp và lời khuyên hữu ích nhất nhé ba mẹ.

Nếu lịch siêu âm được sắp xếp trong tuần thai này, chắc chắn mẹ sẽ thấy gắn kết với em bé của mình vì đây là lần đầu tiên mẹ được nhìn thấy diện mạo của con. Nhiều mẹ chỉ có thể thở phào nhẹ nhõm khi kết quả siêu âm cho thấy em bé đang phát triển bình thường. Đây cũng là diễn biến tâm lý rất phổ biến. 

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 18

Tham gia lớp học tiền sản

Tham gia ngay các lớp học tiền sản nhằm giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để đón bé chào đời. Nếu đây là lần sinh con thứ hai, bạn vẫn nên tham gia khoá học này nhằm bổ sung những kiến thức cập nhật nhất cho quá trình mang thai và sinh con. Bạn cũng nên đọc sách và vào xem những trang web đáng tin cậy để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về những thay đổi trong thai kỳ, quá trình chuyển dạ và cách chăm sóc bé sau sinh. 

Mang thai tuần 18 nên ăn gì

special-mum-tuan-18-nen-an-gi

Việc lựa chọn các thực phẩm bổ sung trong thai kỳ là vô cùng quan trọng vì mẹ bầu nào cũng mong muốn em bé có thể phát triển toàn diện nhất. Do đó mẹ nên tăng cường các thực phẩm chức nhiều vitamin để tăng đề kháng để hạn chế những bệnh thông thường như cảm cúm, sốt, nhức đầu,... và giúp hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Bên cạnh đó mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống các món rau xanh, rong biển, tôm, các loại hạt.     

Việc bổ sung cá trong thai kỳ sẽ rất tốt và là nguồn chất béo tự nhiên tốt cho sự phát triển của con. Một số loại cá mẹ nên ăn trong thai kỳ như cá hồi, cá trích, cá ngừ. Đây là các nguồn cung cấp omega 3, tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn 3 lần 1 tuần, tránh ăn quá nhiều.

Chế độ vận động cho mẹ bầu tuần 18

Mang thai tuần 18, mẹ tập thể dục đều đặn sẽ giúp duy trì thể chất khỏe mạnh và giảm các triệu chứng stress, đau lưng, mệt mỏi, táo bón,cải thiện giấc ngủ,dễ sinh hơn... Đây cũng là bí quyết giúp thai nhi phát triển tích cực và toàn diện. Một số bài tập thể dục mẹ nên tham khảo như:

  • Đạp xe trong nhà
  • Yoga
  • Đi bộ

Khép lại tuần thai 18, khám phá tuần thai 19 cùng Special Mum

Tài liệu tham khảo:

1.http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week18.html

2. https://medlineplus.gov/ency/article/002398.htm

3.https://www.momjunction.com/articles/18th-week-pregnancy-symptoms-baby-development-tips-body-changes_0015874/

4. https://parenting.firstcry.com/articles/18-weeks-pregnant-what-to-expect/

 

 

 

Tags : 40 tuần thai, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn