Mang thai tuần 13: Những điều mẹ cần biết

Special mum tuần 13

Khi bước sang giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, được coi là thời điểm vàng của thai kỳ Mẹ bắt đầu chấm dứt các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và có thể cảm thấy bé tồn tại trong cơ thể mình. Hãy cùng tìm hiểu về những thay đổi của mẹ và bé trong tuần thai này cùng Special Mum nhé mẹ

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 13

Thay đổi cơ thể

Special mum tuần 13 hình ảnh thai nhi

Bước tiến quan trọng trong tuần thai này của thai nhi đó là sự lớn lớn lên đáng kể về cả kích thước và các cơ quan nội tạng bên trong. Em bé xinh đẹp giờ đây có kích thước bằng quả chanh với chiều dài của bé khoảng 7,39cm và trọng lượng của bé: 22,96g. Tại thời điểm này các cơ quan, hệ thần kinh và các cơ của bé đã hình thành gần như đầy đủ và bắt đầu làm việc với nhau. Đây là thời điểm tập trung vào sự tăng trưởng của bé. 

  • Tuần thai thứ 13 thận và đường tiết niệu của thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh. Bé bắt đầu uống nước ối và bài xuất nước tiểu, tạo thành chu kỳ uống và tiểu.
  • Hệ tuần hoàn bắt đầu chu trình thải độc tố khỏi cơ thể.
  • Đường ruột của bé cũng có những thay đổi lớn trong tuần thai 13 này. Cho đến gần đây, đường ruột vẫn đang phát triển trong một khoang bên trong dây rốn, nhưng chúng đã chuyển dần về trong bụng của con bạn.
  • Gan bắt đầu tạo ra mật – dấu hiệu cho thấy gan bắt đầu thực hiện chức năng của mình.
  • Các mô sẽ hóa cứng thành xương – đang phát triển chính ở phần đầu, cánh tay và chân của bé. Bạn có thể thấy một số xương sườn nhỏ của bé trong quá trình siêu âm.
  • Vào cuối tuần 13, cánh tay của bé sẽ đạt được chiều dài cân đối với cơ thể, trong khi đó, chân của bé vẫn thêm thời gian để phát triển sao cho cân đối với thân hình. 
  • Điều đặc biệt, ở tuần thứ 13, sẽ có sự xuất hiện và hình thành vân tay trên các ngón tay của bé. Vân tay sẽ tồn tại vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi.

Đặc điểm khuôn mặt

Giai đoạn tuần thai thứ 13 này, bé không ngừng lớn hơn và khuôn mặt giống người hơn mỗi ngày. Mắt và tai của bé thời điểm này có thể nhận dạng rõ ràng khi tai đã di chuyển dần từ vị trí của cổ vào đúng vị trí, mắt ngày càng trông giống màu mắt của trẻ sơ sinh và di chuyển từ hai bên đầu ra phía trước khuôn mặt. Mặc dù các mí mắt vẫn còn nhắm chặt, kết nối với nhau để bảo vệ đôi mắt đang phát triển nhưng bé sẽ bắt đầu mở mắt và biết nhìn xung quanh ở khoảng tuần 28 đến 30 thai kỳ. 

Các cử động của thai nhi

Em bé của bạn đã có thể cử động, di chuyển mạnh hơn, bé đã có thể cử động thân mình khi gập hai cánh tay và đạp hai chân. Tuy nhiên, bạn sẽ có thể không cảm nhận được những chuyển động này cho đến khi em bé lớn hơn một chút. Bé có thể đưa ngón tay cái lên miệng. Ngoài ra cơ ở vùng miệng mặt vẫn chưa phát triển nhiều, nên bé vẫn chưa tập được phản xạ mút.

Những thay đổi của mẹ trong tuần thai thứ 13

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai tuần 13

Special mum tuần 13 mẹ bầu chảy máu cam

Việc chảy máu mũi trong tuần thai thứ 13 này có thể xảy ra với nhiều mẹ bầu. Đừng quá lo lắng, vì thực tế thời gian này các tĩnh mạch căng lên sẽ làm cho mẹ dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi và chảy máu mũi. Tình trạng chảy máu mũi thường sẽ tự hết, nhưng điều quan trọng nhất đó là mẹ cần bình tĩnh, không nên hoảng sợ và hãy ngồi nghỉ cho đến khi nó hết.

Mẹ có thấy da mình đẹp hơn vào giai đoạn thai nhi tuần 13 không? Đám mụn dường như đã biến mất, và da mặt không còn bị lốm đốm nữa. Hãy chú ý việc vệ sinh mặt sạch sẽ và dưỡng ẩm như bạn vẫn thường làm. Tuy nhiên lúc này, bạn có thể thấy da mình sẽ hơi nhờn hơn. Vì vậy, cần phải thay đổi loại kem dưỡng ẩm cho phù hợp với tình trạng này để chăm sóc tốt cho làn da.

Có lẽ ngực vẫn là nơi mẹ cảm thấy có nhiều thay đổi rõ nhất vào tuần thai này. Dường như có sự thay đổi hoàn toàn, mẹ sẽ có cảm giác ngực nặng hơn, nhạy cảm hơn, và đau nhức hơn. Nếu áo ngực đang sử dụng khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái thì bạn nên sắm ngay loại áo ngực chuyên dành cho mẹ bầu phù hợp hơn. 

Những thay đổi về mặt cảm xúc

Tam nguyệt thứ hai của thai kỳ là giai đoạn mà cơ thể mẹ tràn ngập các hoóc môn hạnh phúc khiến mẹ cảm giác dễ chịu với mọi thứ xung quanh. Mẹ có thể giành thời gian cả ngày để chăm chăm nhìn vào bụng mình, xem nó đã to lên bao nhiêu. Có những lúc mẹ còn chắc chắn rằng nhìn mình đã to hơn, mặc dù sau đó không lâu thì lại không còn thấy vậy nữa. 

Mẹ sẽ thường cảm thấy thời gian này trôi qua chậm chạp vì nghĩ rằng ngày sinh nở vẫn còn quá xa. Dù biết em bé đang phát triển ngày càng nhanh bên trong bụng của mình, nhưng thực tế bạn vẫn chưa nhìn thấy được gì nhiều. Cố gắng làm gì đó không liên quan đến công việc hoặc em bé mà có thể mang lại niềm vui cho mẹ mỗi ngày. 

Lời khuyên của bác sĩ khi thai 13 tuần tuổi 

Tập thể dục

Special mum tuần 13 tập thể dục

Đây là thời điểm mẹ bầu dần thích nghi với việc có thai và cảm thấy thoải mái. Vì vậy đây là lúc tốt để mẹ bầu bắt đầu tập thể dục đều đặn. Yoga là bộ môn khá phù hợp với mẹ bầu giai đoạn này và sẽ đem lại cho mẹ cảm giác thoải mái. Ngoài ra mẹ cũng có thể thử thêm 1 số bài tập khác phù hợp với bản thân hơn như đi bộ, khiêu vũ nhẹ nhàng.

Bổ sung các dưỡng chất tốt khi thai 13 tuần

Khoảng thời gian này hệ thống thần kinh và tủy sống của thai nhi sẽ phát triển đầu tiên. Vì vậy việc bổ sung acid folic rất cần thiết cho sự phát triển của ống thần kinh. Mẹ có thể bổ sung axit folic thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày như ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, đậu, chuối, … hoặc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung acid folic trước khi mang thai và tiếp tục dùng trong toàn bộ thai kỳ.  

Lượng axit folic được khuyến nghị là 400 microgam (mcg) trước khi mang thai và 600 mcg khi bạn mang thai.

Bổ sung Canxi 

Canxi giúp thai nhi phát triển tốt với vai trò chính là xây dựng xương và răng chắc khỏe. Bên cạnh đó canxi cũng rất tốt cho cơ thể mẹ bầu, giúp duy trì mật độ xương vững chắc và ngăn ngừa loãng xương sau sinh, đồng thời giảm nguy cơ tiền sản giật. Mẹ có thể bổ sung canxi từ nguồn thực phẩm bảo sức khỏe hoặc thông qua các thực phẩm giàu canxi như ăn cua, tôm, hạnh nhân, các sản phẩm từ đậu nành, sữa, rau lá xanh, cá mòi, cá hồi.

Bổ sung sắt trong thai kỳ 

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng gấp đôi để nuôi dưỡng cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, vịt, các sản phẩm từ đậu nành, rau muống, trái cây khô và khoai tây còn nguyên vỏ…Các chuyên gia y tế đề nghị bạn dùng sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung để duy trì chất sắt khi nhu cầu máu tăng lên.

>>> Bạn có thể quan tâm: Special Mum Fer and Vitamin (Bổ sung Sắt và Vitamin cho mẹ bầu)

Phòng tránh táo bón

Táo báo là hiện tượng khó tránh khỏi khi mang thai, và có thể diễn ra trong suốt thai kỳ. Vì vậy để tránh những ảnh hưởng không đáng có do táo bón đem lại mẹ hãy bổ sung nhiều chất xơ, uống từ 2 lít nước/ngày và tăng cường vận động để giảm thiểu nguy cơ táo bón. 

Tìm hiểu thêm về cách giảm táo bón khi mang thai

Hy vọng những thông tin được cung cấp về tuần thai đầu tiên trong tam nguyệt thứ 2 sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn khi bước vào một giai đoạn mới bắt đầu từ tuần thai 14

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/13/

2. https://www.verywellfamily.com/13-weeks-pregnant-4158941

3. https://www.momjunction.com/articles/13th-week-pregnancy-symptoms-baby-development-tips-body-changes_0075547/

 

 

Tags : 40 tuần thai, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn