Mang thai tuần 14 và những điều mẹ chưa biết

Special mum tuần 14

Ở tuần 14, thai nhi đã ổn định hơn, nguy cơ sảy thai cũng ít hơn rất nhiều so với 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu có thể an tâm hơn và có thể tận hưởng được những giây phút hạnh phúc của niềm vui khi được làm mẹ vào những tuần thai của tam nguyệt thứ 3. Special Mum sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích nhất về tuần thai 14 tại bài viết sau:

Thay đổi của thai nhi vào tuần thai thứ 14

Thay đổi cơ thể

Special mum tuần 14 hình ảnh thai nhi

Khi bước sang tuần thai thứ 14 của thai kỳ, em bé có kích thước bằng một quả đào với chiều dài của bé khoảng 8,69cm và trọng lượng của bé trung bình khoảng 43,09g. Phần lớn sự phát triển của bé trong tuần này tập trung vào hệ thống cơ quan sinh sản. 

Cơ quan sinh dục của bé được hình thành trong tuần này. Nếu bé có con trai, tuyến tiền liệt lúc này đang hình thành. Nếu bé là con gái, buồng trứng sẽ di chuyển xuống bụng ở trong xương chậu. Mẹ có thể biết được con mình là trai hay gái nếu tiền hành siêu âm trong tuần thai này.

Hệ thống lông tơ tiếp tục mọc trên đầu và cơ thể của bé. Trong sáu tuần tới hoặc hơn, lông tơ sẽ càng ngày càng dày lên với chức năng giữ ấm cơ thể cho đến khi lớp mỡ trong cơ thể bé được hình thành. Lông tơ không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ bắt đầu rụng vào khoảng bốn tuần trước khi sinh em bé. Tuy nhiên, một số trẻ rụng chậm hơn, và vẫn có thể vẫn còn lông tơ khi chào đời.

Phần vòm miệng hay còn gọi là hàm ếch của bé nhỏ lúc này đã hình thành hoàn toàn với phản xạ mút liên tục giúp tạo ra đôi má đầy đặn, căng mọng cho bé. 

Đầu của bé tiếp tục phát triển trong tuần thai này với kích thước gấp 4 lần so với kích thước hiện tại.

Các giác quan cũng đang phát triển với tốc độ nhanh, tai và mắt đã gần như ở đúng vị trí.

Tai cho phép bé nghe được âm thanh bên ngoài bụng mẹ, mắt thì bắt đầu cảm nhận được ánh sáng. Vị giác cũng đang hoàn thiện và bé cũng đã có thể cử động được đôi môi.

Cử động của thai nhi

Thai nhi của bạn vào tuần thai này đã có nhiều những cử động hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chưa cảm nhận được chúng trừ khi bạn đã từng có thai trước đây.

Mắt bé chuyển động qua hai bên, mí vẫn còn khép kín để bảo vệ mắt, nhưng các cơ kiểm soát mắt thì đã bắt đầu làm việc. Chúng tác động lên mắt mỗi khi có khi ánh sáng mạnh chiếu xuyên qua thành bụng của bạn và trở thành ánh ửng đỏ.

Tuần này, em bé của bạn cũng đã có thể phát hiện ra dây rốn của mình và nắm lấy nó. bạn đừng lo là viêc nắm quá chặt dây rốn khiến lượng máu đang lưu thông bị hạn chế, bé sẽ tự động buông trước khi xảy ra nguy cơ đó.

Thay đổi của mẹ

Những thay đổi về mặt thể chất

Special mum tuần 14 mẹ bầu tăng cân

Song song với sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu có thể đã tăng khoảng hơn 2kg và đã quen với những biến đổi của cơ thể, tuy nhiên đôi khi vẫn sẽ lo lắng bởi những triệu chứng mới xuất hiện không mong đợi. 

Khi thai nhi 14 tuần tử cung ngày càng phát triển và bụng bạn bắt đầu nhô ra rõ và sẽ rất dễ dàng nhận ra bạn đang có thai. Lúc này, bạn có thể thấy bị đau nhói mạnh ở hai bên bụng. Đó là do các dây chằng và các cơ có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung to ra của bạn đang làm việc cật lực và đôi khi chúng tỏ dấu hiệu phản kháng.

Thời gian này có thể nướu răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn và dễ chảy máu khi đánh răng. Trình trạng này rất hay xảy ra khi mang thai. 

Bạn vẫn dễ bị táo bón khi mang thai tuần 14 hoặc khó đi tiêu. Nước, chất xơ, trái cây, rau, ngũ cốc và tập thể dục đều là những biện pháp tự nhiên hiệu quả để giữ cho ruột làm việc bình thường. Có thể tìm hiểu thêm: Táo bón khi mang thai, chuyện không của riêng ai.

Khi mang thai được 14 tuần, dịch âm đạo (vaginal discharge) có thể tiết ra nhiều hơn. Đây là hiện tượng bình thường, là cách cơ thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Tuy nhiên khi bạn thấy nó gây ngứa hoặc có mùi thì có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Những thay đổi về cảm xúc

Special mum tuần 14 mẹ bầu mất tập trung

Giai đoạn này có thể mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn do những khó chịu về mặt thể chất như buồn nôn, nôn nghén đã giảm bớt. Tuy nhiên tuần thai này có thể mẹ cảm thấy thấy thật khó tập trung vào công việc ở công sở cũng như khi về nhà, đơn giản thôi bởi vì tất cả tâm trí của mẹ đều đổ dồn vào em bé trong bụng và cả những vấn đề mà mẹ đang gặp phải. Đừng lo lắng quá vì đó thực sự là một tình trạng phổ biến ở các bà bầu.

Nếu như việc có thai của mẹ không nằm trong kế hoạch thì đến lúc này mẹ sẽ có thể bắt đầu cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. Có con cũng có thể mang đến những thay đổi trong mối quan hệ của bạn với chính cha mẹ mình. Bạn có thể hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình, nhớ lại từng kỷ niệm, từng cảm giác đã có ảnh hưởng sâu sắc đến bạn. Tất cả điều này là hoàn toàn bình thường, nó phản ánh một cột mốc quan trọng trong cuộc sống của một người phụ nữ: trở thành mẹ. 

Lời khuyên của bác sĩ

Tập thể dục

Việc hình thành và duy trì thói quen tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho quá trình sinh nở của mẹ bầu sau này. Đặc biệt, việc tập hít sâu, thở chậm trong yoga sẽ giúp bạn bớt đau và giữ sức khi sinh thường. Tìm hiểu thêm các bài tập yoga dành cho mẹ bầu

Bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc có thể tập cách ngày. Bên cạnh đó việc tập thể dục làm giảm một số nguy cơ biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ và mổ lấy thai và cũng cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi sinh.

Nói chuyện với thai nhi

Special mum tuần 14 nói chuyện với thai nhi

Đây là cách tuyệt vời để mẹ bắt đầu kết nối với em bé. Nếu mẹ cảm thấy việc tự nói chuyện một mình có vẻ không thoải mái, mẹ hãy tường thuật những hoạt động trong ngày của mình. Hay đơn giản hơn mẹ có thể đọc một cuốn sách, tạp chí cho thai nhi 14 tuần tuổi. Nói chuyện với bé là cách luyện tập giúp khi con chào đời sẽ phát triển tốt những khả năng ngôn ngữ.

Chăm sóc răng miệng

Vì vậy mẹ nên thay đổi bàn chải đánh răng thường hơn và chọn bàn chải đánh răng loại mềm hơn. Đồng thời với việc đánh răng mỗi ngày mẹ đừng quên vệ sinh vùng mặt lưỡi vì đó là nơi dễ sinh ra vi khuẩn. Ngoài ra mẹ cần phải khám răng ít nhất một lần trong suốt thai kỳ, vì các chứng viêm lợi, viêm nướu răng, là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ sinh non.

Một số xét nghiệm cần thiết khi thai nhi 14 tuần tuổi

Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của từng cá nhân mà bác sĩ sẽ có đề nghị và chỉ định làm một trong số những xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo chiều cao tính từ đáy tử cung
  • Kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài
  • Kiểm tra bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không

Trên đây là những thông tin hữu ích về mẹ và bé trong tuần thai thứ 14. Hy vọng mẹ sẽ tiếp tục duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc cùng Special mum.

Cùng theo dõi tiếp những đổi của mẹ và bé trong tuần thai thứ 15 tại đây nhé mẹ.

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/14/

2. https://www.verywellfamily.com/14-weeks-pregnant-4158944

3. https://www.momjunction.com/articles/14th-week-pregnancy-symptoms-baby-development-tips-body-changes_002985/

 

Tags : 40 tuần thai, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn