Mang thai tuần 7: Những điều mẹ cần biết

Special mum tuần 7

 

Thời điểm này có lẽ mẹ đã quen với việc mang thai. Mẹ đã chính thức bước vào những tuần giữa của ba tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên mẹ không nên chủ quan mà vẫn cần lưu ý những hướng dẫn của bác sĩ. Thai nhi đã được 7 tuần tuổi và đã bắt đầu lộ rõ bụng, cụ thể thai nhi đã phát triển như thế nào và cơ thể mẹ đã thay đổi ra sao trong tuần 7 này, mẹ cùng đọc ngay bài viết dưới đây nhé. 

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7

Thay đổi cơ thể

Special mum tuần 7 hình ảnh thai nhi

So với tuần thai đầu tiên, thời điểm này thai nhi đã có sự phát triển có thể nói là rõ ràng nhất. Vào tuần thai thứ 7 này, thai nhi có kích thước bằng một quả việt quất nhỏ với chiều dài khoảng 1,17cm và trọng lượng khoảng 1,34g. Những thay đổi về thể chất của trẻ trong tuần này có thể kể đến như:

  • Bộ não trở nên phức tạp hơn, hộp sọ bắt đầu hình thành để bảo vệ bộ não.
  • Hai bán cầu não bắt đầu bắt đầu được hình thành.
  • Các tế bào thần kinh tiếp tục phát triển, hình thành hệ thần kinh sơ khởi. 
  • Các cơ quan nội tạng của thai nhi cũng bắt đầu tăng tốc độ phát triển trong tuần thai này.
  • Bàn tay và bàn chân của trẻ dần hình thành nên những ngón có màng. Bên cạnh đó hai cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân và vai của bé bắt đầu hình thành. 

Đặc điểm khuôn mặt

Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, điều thích thú nhất là sự phát triển các đặc điểm về khuôn mặt của bé. Miệng, lỗ mũi và lỗ tai bắt đầu được định hình rõ ràng hơn. Ngoài ra thủy tinh thể của mắt bắt đầu hình thành và có thể nhìn thấy màu mắt qua siêu âm.

Thay đổi của mẹ trong tuần thai thứ 7

Việc biết bản thân mình có thai có lẽ là niềm vui lớn đối với mẹ bầu. Tuy nhiên cùng với niềm vui được làm mẹ chính là những thay đổi về thể chất và tâm lý đem lại nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Tăng cân

Tại thời điểm này mặc dù chưa xuất hiện dấu hiệu rõ ràng nhưng mẹ có thể cảm nhận được sự tăng cân. Cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng từ vài trăm gram đến vài kilogam. Quần áo của mẹ cũng bắt đầu chật hơn, vòng bụng chưa đủ to để mau quần áo bà bầu vì vậy mẹ nên mặc những quần áo rộng, thoáng để có cảm giác thoải mái và không gò bó và chật chội.

Thay đổi ở bộ ngực

Tuần thai thứ 7, sự gia tăng nội tiết tố khiến ngực của mẹ phát triển hơn để cho con bú. Ngực của mẹ sẽ tiếp tục lớn hơn từ 1 đến 2 cỡ trong thời gian mang thai, nhất là khi bạn mang thai bé đầu tiên. hai quầng vú sẽ thâm hơn và có những hạt nổi xung quanh được gọi là hạt Montgomery giúp cho đầu vũ sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh em bé.

Tăng tiết hormon nội tiết sinh dục

Vào tuần thứ 7, nút nhầy tử cung (mucous plug) đóng lấy cổ tử cung (cervical canal - nối liền tử cung với âm đạo) giúp ngăn không cho mầm bệnh đi vào tử cung (dạ con). Nút nhầy này sẽ mất đi vào cuối thai kỳ.

Hormon nội tiết sinh dục nữ tiết ra ngày càng mạnh mẽ hơn nên chất dịch nhầy tiết ra từ cơ quan sinh dục của mẹ bầu tại tuần thai thứ 7 cũng nhiều hơn trước. Chúng tạo điều kiện cho cơ thể thích ứng với sự hiện diện của bào thai trong bụng và cũng giúp nuôi dưỡng thai nhi được tốt hơn.

Đi tiểu nhiều

Special mum tuần 7 đi tiểu nhiều

Bước vào tuần thai thứ 7 của thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu nhiều hơn. Lượng máu trong cơ thể mẹ tăng từ 10% so với trước khi mang thai (đến hết tuần 40 có thể tăng đến 40% để bù cho bé), do đó sẽ tạo ra rất nhiều chất lỏng dư thừa và thải ra ngoài chủ yếu qua bàng quang của mẹ. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn.

Mẹo chăm sóc sức khỏe trong tuần mang thai thứ 7

Chế độ dinh dưỡng

Khoảng thời gian từ tuần thai thứ 5 đến tuần thai thứ 8 của thai kỳ, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sự phát triển của hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và sinh sản của bé. Vì vậy mẹ cần xác định, dinh dưỡng là vấn vấn đề ưu tiên hàng đầu trong tuần thai này với một số lưu ý sau:

  • Bổ sung nguồn thực phẩm đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, vitamin, vi chất, khoáng chất cần thiết cho thai kỳ
  • Tăng cường bổ sung sắt (hàm lượng gấp đôi) bằng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt nạc, củ dền, rau có màu xanh đậm.
  • Uống nhiều các loại thức uống, đặc biệt là nước. Duy trì từ 1,5 lit đến 2,5 lít mỗi ngày.
  • Việc bổ sung axit folic sẽ giúp kích thích hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt hơn. Những thực phẩm giàu axit folic mẹ có thể bổ sung trong thai kỳ như: lạc, hướng dương, trái cây họ cam quýt,… Hoặc bổ sung thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa acid folic.
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế tình trạng buồn nôn, nôn do ốm nghén
  • Hạn chế các loại thức ăn kích thích hệ tiêu hóa như các loại thức ăn có mùi tanh (cá, tôm, hải sản,...)

Chế độ vận động

Nếu như mẹ đã thường xuyên luyện tập thể dục như một thói quen của cuộc sống thì mẹ đã có một khởi đầu đầy tuyệt vời cho thai kỳ. Còn trường hợp trước đó mẹ chưa luyện tập thể dục thì đây là thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu chuẩn bị sức khỏe cho một thai kỳ khỏe mạnh. Một số lưu ý mẹ cho chế độ vận động trong thời điểm này mẹ cần lưu ý:  

  • Mẹ nên bắt đầu và cố gắng duy trì các bài tập thể dục trong khoảng thời gian 30 phút mỗi ngày.
  • Mẹ có thể chia bài tập thành nhiều phần nhỏ để tập trong ngày hoặc luyện tập một lần trong ngày.
  • Phụ nữ mang thai bị các biến chứng về sức khoẻ hoặc sản khoa nên tham vấn bác sĩ về chế độ tập luyện.

Để tìm hiểu thêm về tuần thai thứ 8 mẹ có thể thể theo dõi tại đây

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/7/

2. https://www.verywellfamily.com/7-weeks-pregnant-4158916

3. https://www.momjunction.com/articles/7th-week-pregnancy-symptoms-baby-development_0063/

Tags : 40 tuần thai, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn