Bước sang tuần thai thứ 8, hình hài của con đã phát triển tương đối đầy đủ và đã sẵn sàng để tăng cân trong những tháng tới. Tuy nhiên với nhiều mẹ bầu, đây được coi là giai đoạn khó khăn hơn cả bởi sự xuất hiện và kéo dài của các triệu chứng như ốm nghén, nôn mửa, mất nước,... khiến mẹ kiệt sức. Cùng Special Mum tìm hiểu những thông tin hữu ích cho mẹ và bé vào tuần thai thứ 8 này nhé.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 8
Khi được 8 tuần tuổi các bộ phận của cơ thể bé tiếp tục phát triển và thay đổi nhanh chóng. Lúc này em bé của bạn đã dài khoảng 1,5 - 2cm, bằng chiều dài của 1 hạt đậu. Có vẻ như thân hình vẫn hơi nhỏ, nhưng mẹ đừng lo lắng, trong vài tuần tới con sẽ dài ra và những chi tiết nhỏ bé cũng sẽ dần phát triển và có hình dạng rõ ràng hơn.
Thay đổi cơ thể
Vẻ ngoài giống nòng nọc của con đang mờ dần (bao gồm cả đuôi phôi thai) khi cơ thể bắt đầu thẳng ra. Hai cánh tay và cẳng chân phát triển dài hơn. Bàn tay và bàn chân của bé có các ngón tay và ngón chân có màng và đang dần phát triển. Lúc này đã có thể nhìn rõ 2 cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân của bé.
Hệ tiêu hóa của bé bao gồm cả đường ruột đang phát triển. Tuy nhiên, không có đủ chỗ bên trong phôi thai nhỏ cho sự phát triển của ruột, vì vậy chúng sẽ di chuyển vào dây rốn. Khi có chỗ, chúng sẽ di chuyển vào vị trí trong bụng của em bé.
Đặc điểm khuôn mặt
Các đường nét trên khuôn mặt của bé ngày càng trở nên rõ ràng với tai, môi trên và đầu mũi bé đều hiện rõ. Các nếp gấp nhỏ của mí mắt cũng sẽ xuất hiện trong tuần này.
Cơ quan sinh sản
Bộ phận sinh dục của con đang trở thành buồng trứng hoặc tinh hoàn, nhưng chúng vẫn chưa được nhìn thấy. Vì vậy cần thêm một thời gian nữa mẹ mới có thể tiến hành siêu âm hay các xét nghiệm tiền sản khác để tìm hiểu giới tính của con.
Cử động khác
Trong tuần này, em bé đang thực hiện một số cử động nhỏ, mặc dù những cử động này rất nhỏ nên mẹ sẽ không nhận thức được chúng. Thai nhi vẫn có hình dạng chữ C, tương tự như hạt đậu nhưng sẽ nhấp nháy và di chuyển xung quanh bên trong tử cung của mẹ.
Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 8
Thay đổi về thể chất
Ngực của mẹ trong tuần này bắt đầu to hơn do các tuyến sữa bắt đầu phát triển. Tử cung bên trong khung chậu to hơn khi thai nhi phát triển trong tuần thứ 8 của thai kỳ. Mẹ có thể cảm nhận rõ hơn về cảm giác nặng nề hoặc đầy ở xương chậu trong tuần này. Vòng eo của mẹ có thể dày hơn bình thường 1 chút, tuy nhiên chưa đến lúc bắt đầu mặc quần áo dành cho bà bầu, nhưng mẹ có thể mặc quần và váy có eo co giãn vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ.
Thay đổi về cảm xúc
Trong giai đoạn này, mẹ có thể có cảm giác thèm ăn vì thực tế mẹ đang phải ăn cho 2 người. Tuy nhiên thực sự chỉ cần thêm 300 calo mỗi ngày (hoặc 600 nếu sinh đôi) để nuôi dưỡng cho con bằng các thực phẩm dinh dưỡng và lành mạnh như một ly sinh tố dâu, một cốc sữa chua hoặc 1 ly cacao sữa.
Mẹ thường xuyên cảm thấy thất thường và cáu kỉnh. Đây là những lo lắng hoàn toàn bình thường của mẹ bầu trong giai đoạn này. Mẹ suy nghĩ về đứa bé khi còn nhỏ về giới tính của con, thậm chí cả tên của con và cả về tác động của em bé đối với cuộc sống của mẹ.
Những triệu chứng thường gặp khi mang thai tuần thứ 8
Với mỗi các thể khác nhau việc xuất hiện các triệu chứng khi mang thai cũng là khác nhau. Vì vậy đây không phải là những triệu chứng bạn chắc chắn sẽ mắc phải vào bất kỳ một thời điểm nào trong thai kỳ. Những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn hoặc có thể là không xuất hiện trong quá trình mang thai.
Buồn nôn
Đây là một trong những triệu chứng thường xuyên xuất hiện ở mẹ bầu vào những tháng đầu khi mang thai. Ước tính có 70-80% mẹ bầu sẽ có triệu chứng buồn nôn ở một mức độ nào đó trong 3 tháng đầu mang thai. Việc buồn nôn khiến mẹ ngại ăn uống, thường xuyên bỏ bữa. Tuy nhiên hãy cố gắng ăn đúng bữa tránh để lượng đường trong máu xuống quá thấp, ăn vặt giữa các bữa chính bằng những thức ăn dễ tiêu hóa.
Đau thắt lưng
Mẹ có thể nhận biết được một số cơn đau thắt lưng từ tuần thứ 8 trở đi. Đây có thể là điều mẹ chưa trưng trải qua trước khi mang thai. Đau lưng ở giai đoạn này là kết quả của áp lực từ tử cung mở rộng chèn lên cột sống dưới của mẹ. Triệu chứng này sẽ xuất hiện và kéo dài trong suốt thai kỳ và bị ảnh hưởng bởi lượng hormone tăng cao và cân nặng tăng thêm.
Chuột rút
Sự giãn nở của tử cung mẹ trong quá trình mang thai có thể dẫn đến một số cơn đau co thắt và co thắt nhẹ gây ra một chút khó chịu ở bụng trong thời kỳ đầu mang thai. Đôi khi, các cơn giật nhẹ thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu chuột rút xảy ra thường xuyên, liên tục và đau nhiều hãy gọi liên lạc với các chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên tốt nhất.
Tìm hiểu thêm về cách giảm chuột rút khi mang thai
Mẹo chăm sóc sức khỏe cho mẹ tuần thứ 8
Dinh dưỡng
Trong tuần này ngoài việc tiếp tục duy trì các loại vitamin và khoáng chất đang sử dụng thông qua thực phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Mẹ cần lưu ý hạn chế thức uống có cồn, hút thuốc và caffeine (tham vấn ý kiến bác sĩ về lượng caffeine mẹ nên sử dụng hàng ngày, nếu có). Đối với đường saccharose và các chất tạo ngọt từ thảo mộc, mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ về các loại đường nhân tạo này trước khi sử dụng.
Vận động
Mẹ có thể bắt đầu các chương trình luyện tập hàng ngày với lưu ý rằng: Các bài tập tập trung vào các cơ ở bụng và dưới lưng là rất tốt để chuẩn bị cho việc sinh nở sau này. Nếu mẹ có thể thực hiện tối thiểu 20 phút một ngày, 3 - 4 lần một tuần, mẹ sẽ thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.
Nghỉ ngơi
Từ tuần này, mẹ hãy dành thời gian mỗi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ để bắt đầu giao tiếp với bé. Mẹ chỉ cần ngồi lặng yên, tay đặt nhẹ lên bụng, tập trung vào hơi thở và bắt đầu nghĩ về bé với những hy vọng, mơ ước, dự định cho tương lai… Đây là cách tuyệt vời để mẹ khởi động hành trình làm mẹ của mình, cũng như tạo ra gắn kết với con từ những ngày đầu tiên.
Vậy là con đã được 8 tuần tuổi. Cùng theo dõi hành trình phát triển của con trong “Mang thai tuần thứ 9: những điều mẹ chưa biết” cùng Special Mum nhé mẹ.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/8/
2. https://www.verywellfamily.com/8-weeks-pregnant-4158920
3. https://www.momjunction.com/articles/8th-week-pregnancy-symptoms-baby-development_0067/