Mang thai tuần 27 và những điều mẹ chưa biết

special-mum-tuan-27

Vậy là ⅔ hành trình thai kỳ đã trôi qua, tuần thai 27 này chính thức đánh dấu cho sự bắt đầu của tam nguyệt thứ 3. Chỉ còn chưa tới 100 ngày nữa, thiên thần nhỏ sẽ chào đời, cùng tìm đọc ngay bài viết sau để khám phá xem đến thời điểm này thai nhi phát triển như thế nào rồi nhé mẹ.

Sự thay đổi của thai nhi 27 tuần tuổi

Hình thể

special-mum-tuan-27-hinh-anh-thai-nhi

Bước sang tuổi 27 tuần, em bé lúc  này đã có kích thước to bằng bông bắp cải với chiều dài khoảng 36,17cm và trọng lượng trung bình khoảng 0,94kg. Lớp chất béo (mỡ) dưới da vẫn tiếp tục hình thành dưới da để giữ ấm cho cơ thể trẻ

Trẻ nấc cục

Tuần tuổi 27 này em bé sẽ thường xuyên nấc cụt hơn do sự phản ứng lại với “vị cay’’ mà bé nếm được. Mẹ có thể cảm nhận được sự nấc cụt của bé thông qua cảm giác bụng bị co thắt theo từng cơn nấc nhẹ của trẻ. Có thể mẹ sẽ rất lo lắng vì điều này, tuy nhiên đó chỉ là một phản ứng mà trẻ đang học tập thôi mẹ nhé

Phân biệt giọng nói

Tuần thai này là thời điểm đáng nhớ với thai nhi khi em bé đã có thể nghe và phân biệt được giọng nói, đâu là giọng nói của ba, đâu là giọng nói của mẹ. Sự phát triển về thính giác của bé ngày càng hoàn thiện hơn từ tuần thai này. Ba mẹ có thể trò chuyện cùng con, cùng đọc truyện và thậm chí là hát ru cho con nghe.

Mở mắt

Bé đã có thể mở mắt từ tuần thai này, tuy nhiên em bé vẫn chưa nhìn được gì cả. Vì dù mở mắt tuy nhiên thị lực của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ, phải cần thêm 1 vài tuần nữa quá trình phát triển thị lực mới hoàn thành.

Các cơ quan khác

Các cơ quan như phổi, gan và hệ miễn dịch của trẻ dù chưa phát triển hoàn thiện, vẫn đang tiếp tục trường thành tuy nhiên cũng đã tham gia thực hiện những vai trò nhất định trong quá trình sinh trưởng của thai nhi. 

Sự thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai 27

Ngực của mẹ bầu

special-mum-tuan-27-nguc-phat-trien

Tuần thai thứ 27 này, ngực của mẹ bầu tiếp tục phát triển. Nếu các mẹ để ý sẽ phát hiện được sự nhô ra của các tuyến vú ở phần núm vú. Sự phát triển của các tuyến vú ở ngực, tạo tiền đề để mẹ tạo sữa và sẵn sàng cho con bu sau khi sinh. 

Tử cung

Sau thời gian dài phát triển, đến thời điểm này sự nhô cao tử cung của mẹ đã đạt điểm đến vị trí cao nhất. Sự phát triển của tử cung giai đoạn tiếp theo chủ yếu sẽ theo chiều ngang. Bề cao của tử cung lúc này thường nằm ở khu vực giữa 2 bầu ngực và rốn của mẹ. Một số trường hợp có thể chạm đến khung xương sườn và có thể gây ra tình trạng đau ngực.

Hệ tiết niệu

Bước vào những tháng cuối thai kỳ, hệ tiết niệu của mẹ bầu rất dễ bị nhiễm trùng nguyên nhân có thể đến từ việc tốc độ chảy của nước tiểu từ thận giảm do đó chức năng rửa sạch vi khuẩn khỏi bề mặt của niệu quản và bàng quang cũng giảm. Hoặc đến từ nguyên nhân do progesterone làm giãn tử cung, giãn niệu quản và cả bàng quang dó đó làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu trên mẹ bầu.

Những thay đổi về tâm lý của mẹ bầu

Tâm trạng của mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ cũng thay đổi thường xuyên, đây là điều hết sức bình thường. Có khi đang rất vui, đang hạnh phúc nhưng chỉ ít phút sau lại khóc ngon lành. Các hormon thai kỳ là nguyên nhân chính gây lên những thay đổi về cảm xúc này ở mẹ bầu. Nhưng mẹ hãy cố gắng yêu bản thân và giữ tâm lý thật thoải mái nhé. 

Lời khuyên cho mẹ bầu 27 tuần thai

Kê gối khi ngủ

special-mum-tuan-27-ke-goi-duoi-bung

Ở những tháng cuối thai kỳ, việc kê một chiếc gối nhỏ dưới bụng khi nằm nghiêng sẽ hỗ trợ mẹ bầu có được giấc ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó các hoạt động thể dục hàng ngày cũng đem lại hiệu quả cho giấc ngủ của mẹ bầu, mẹ chỉ cần luyện tập nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ hoặc tập yoga 30 phút mỗi ngày. 

Kiểm tra sức khoẻ

Vào tuần thai thứ 27, ngoài việc thăm khám định kỳ với bác sĩ, mẹ có thể trao đổi yêu cầu bác sĩ làm đầy đủ các nhóm xét nghiệm sau để nắm được tất cả tình hình sức khoẻ của bản thân và em bé như:

  • Đo cân nặng huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu (lượng đường và đạm)
  • Kiểm tra nhịp tim em bé
  • Đo chiều cao của đỉnh tử cung
  • Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
  • Xét nghiệm đường huyết để tầm soát đái tháo đường thai kỳ
  • Đo kích thước của tử cung

Bên cạnh đó mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi về những lo lắng những vấn đề mình gặp phải để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp mẹ có thể an tâm dưỡng thai trong những tháng tới.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thai 27

Càng về những tháng cuối thai kỳ mẹ càng cần để ý hơn về chế độ dinh dưỡng. Cần tiếp tục duy trì một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như bột ngũ cốc, đậu lăng, nếp cẩm,... để hạn chế tình trạng táo bón vào những tháng cuối thai kỳ

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, cũng có những thực phẩm mẹ cần hạn chế sử dụng như thực phẩm có hàm lượng đường cao và chất béo. Để làm giảm thiểu nguy cơ tiểu đường thai kỳ cũng như việc tăng cân không cần thiết. Các đồ uống chứa chất kích thích như cafe, rượu, bia cũng nên tuyệt đối không sử dụng vì có thể gây nên triệu chứng giãn tĩnh mạch hoặc tê nhức chân tay cho mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ này.

Khép lại tuần đầu tiên của tam nguyệt thứ ba, cũng gần đến hơn với thiên thần bé nhỏ ở tuần thai thứ 28 nhé mẹ.

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/27/

2. https://www.verywellfamily.com/27-weeks-pregnant-4159102

3. https://www.momjunction.com/articles/27th-week-pregnancy-symptoms-baby-development-tips-body-changes_0091875/

 

Tags : 40 tuần thai, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn