Mang thai tuần 24 và những điều mẹ chưa biết

Special-mum-tuan-24

Hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 24 cũng như những sự thay đổi của mẹ bầu trong tuần thai nay để có những biện pháp điều chỉnh chăm sóc sức khoẻ phù hợp nhất cùng Special Mum nhé mẹ.

Sự thay đổi của thai nhi 24 tuần tuổi

Hình thể

Special-mum-tuan-24-hinh-anh-thai-nhi

Bước sang tuần tuổi thứ 24, thai nhi lúc này có hình dáng như 1 bắp ngô với chiều dài khoảng 30cm và trọng lượng trung bình khoảng 0,5kg. Lúc này thai nhi không còn gầy nữa mà đã bắt đầu quá trình tích mỡ, vì vậy tình trạng da nhăn nheo của trẻ cũng đang dần cải thiện, thai nhi ngày càng giống 1 em bé hơn. Đồng thời lớp mỡ được hình thành này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình sinh ra sau này.

Cử động của trẻ

Từ tuần thai thứ 24 em bé ngày càng sẽ trở nên hiếu động hơn đặc biệt vào lúc nửa đêm, bé rất thích quậy để đánh thức mẹ dù đang ngủ say giấc. Tuần thai này, thai nhi còn nhỏ nên có thể di chuyển đến nhiều chỗ trong bụng mẹ do đó tạo nên cách rãnh trên bụng mẹ bầu. Đôi khi bé còn có thể đáp lại giọng nói của mẹ hoặc khi mẹ xoa bụng bé sẽ trở nên yên tĩnh hơn. Nếu được siêu âm, mẹ có thể thấy bé trong tử cung gần như cử động liên tục.

Trong tuần thai này, do tai trong của em bé đã phát triển gần hoàn thiện vì vậy giúp bé kiểm soát cân bằng nên bé hoàn toàn biết được mình lộn chiều ngược hay chiều xuôi, một trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ vào tuần tuổi thứ 24. 

Đôi mắt của em bé

Sau quãng thời gian dài nhắm mắt, sang tuần thai thứ 25 này, mắt của em bé đã bắt đầu mở và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Thai nhi sẽ học cách mở mắt, nhắm mắt và chớp mắt trong những tuần thai trước khi ra đời. Vì vậy nhiều bố mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi em bé chào đời và mở to đôi mắt nhìn thẳng vào họ. Ba mẹ hãy chuẩn bị sẵn tâm lý và may quay để có thể ghi lại những giây phút đáng nhớ như vậy nhé.

Những sự thay đổi của mẹ bầu vào tuần thai 24

Hình thể

special-mum-tuan-24-hinh-the-me-bau

Bước vào tuần thai thứ 24, khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn khiến bụng mẹ bầu to hơn mỗi ngày, điều này khiến mẹ bầu khó có thể nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Việc hình thể thay đổi mỗi ngày khiến một số mẹ bầu cảm thấy lo lắng vì họ dần trở nên kém hấp dẫn, nhưng nhiều người lại dễ chấp nhận điều này vì họ cho rằng đây là điều đương nhiên của một thai kỳ hạnh phúc.

Sự phát triển của lồng ngực

Tuần thai 24, lồng ngực của mẹ tiếp tục tăng về kích thước để phù hợp với sự phình lên của phổi. Tuy nhiên sau khi sinh em bé, lồng ngực mẹ sẽ trở lại kích thước ban đầu. Vì vậy mẹ đừng quá lo lắng về sự thay đổi này.

Ngón tay, mắt cá chân bị phù

Những ngón tay và mắt cá chân của nhiều mẹ bầu sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng bị sưng và phù từ tuần thai thứ 24. Do tổng lượng máu trong người mẹ bầu vào tuần thai này tăng lên khoảng 25% so với trước khi có thai. Cho đến khoảng tuần 35 thì lượng máu mới lên tới đỉnh điểm, do đó tình trạng sưng phù sẽ theo mẹ trong suốt thời gian tới. 

Hạ huyết áp

Tình trạng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế rất dễ gặp phải ở phụ nữ có thai. Vì vậy mẹ bầu cần cực kỳ thậ trong trong các tình huống khi đột ngột đứng lên hoặc khi ra khỏi giường ngủ, những lúc này bạn lên đứng lên một cách từ từ. Nếu cảm thấy choáng váng như sắp ngất, mẹ hãy cúi đầu vào giữa 2 chân và gọi ngay những người ở gần để giúp đỡ. Mẹ đừng quá lo lắng khi xuất hiện những tình huống trên vì đây là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu khi mang thai. 

Đái tháo đường thai kỳ

Speccial-mum-tuan-thai-24-dai-thao-duong-thai-ky

Tình trạng lượng đường trong máu tăng cao trong thai kỳ còn được gọi là đái tháo đường thai kỳ, đây là tình trạng khá thường gặp ở mẹ bầu khi mang thai. Tình trạng này thường gặp trong giai đoạn tuần thai 24 đến 28. 

Nguyên nhân được biết đến là do nhau thai được kích thích để tạo ra các hormon như progesterone, prolactin, HPL,.. giúp thai nhi phát triển. Chính sự gia tăng sản xuất các hormone này làm cơ thể mẹ tăng đề kháng với insulin- loại hormon giúp ổn định đường huyết. Tìm hiểu thêm về tình trạng đái tháo đường thai kỳ và cách phòng tránh tại đây

Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 24

Kiểm tra đường huyết

Để tầm soát được tình trạng đái tháo đường thai kỳ mẹ cần được tiến hành thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể chỉ định mẹ làm một số xét nghiệm sớm nếu mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ như thừa cân, mỡ bụng nhiều, lớn tuổi hoặc gia đình có người bị tiểu đường. 

Theo dõi cân nặng

special-mum-tuan-24-theo-doi-can-nang

Cân nặng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ để cần được theo dõi và kiểm soát. Việc tăng cân quá nhanh, quá nhiều hay quá gầy đều không tốt cho thai nhi. Nếu như tăng cân quá ít có thể dẫn tới tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân và các biến chứng khác. Trong khi đó tăng cân quá nhanh và nhiều khiến mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Vì vậy mỗi tuần mẹ cần đo lại cân nặng và so sánh với chuẩn, kết hợp thêm tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Vận động

Dù em bé ngày càng lớn khi mẹ di chuyển có nhiều khó khăn hơn. Nhưng mẹ hãy cố gắng duy trì thói quen vận động trước nay đã thiết lập nên mẹ nhé. Yoga và đi bộ vẫn sẽ là những môn thể thao phù hợp cho mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ này. 

Tuần thai thứ 24 đã chính thức khép lại. Cùng khám phá tuần thai thứ 25 thôi mẹ ơi.

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/24/

2. https://www.momjunction.com/articles/24th-week-pregnancy-symptoms-baby-development-tips-body-changes_0081647/

3. https://www.verywellfamily.com/24-weeks-pregnant-4159040

 

 

Tags : 40 tuần thai, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn