Lại một tuần thai mới bắt đầu với nhiều thay đổi mới và thử thách mới. Cùng Special Mum khám phá và tìm hiểu trong tuần thai thứ 25 này em bé sẽ có những sự phát triển mới nào và mẹ cần lưu ý những gì trong quá trình chăm sóc sức khoẻ nhé.
Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi
Về hình thể
Bước sang tuần thai thứ 25, em bé lúc này đã phát triển có kích thước lớn như một quả bí ngô, với chiều dài khoảng 34,17cm và trọng lượng trung bình khoảng 0,71g. Lớp mỡ dưới da vẫn tiếp tục được dự trữ và sẽ lắng đọng nhiều hơn ở một số các bộ phận như cổ, lưng hay ngực sẽ giúp em bé giữ ấm sau sinh và tạo năng lượng đồng thời giúp da của em bé ít nhăn nheo hơn.
Về hoạt động trao đổi khí
25 tuần tuổi, mũi của thai nhi bắt đầu hoạt động. Nếu như trước đây hoạt động trao đổi khí của thai nhi chủ yếu thông qua phổi thì từ tuần thai thứ 25, lỗ mũi và mũi của em bé cũng sẽ bắt đầu hoạt động hô hấp trao đổi khí. Tuy nhiên, vì không có không khí trong bụng mẹ nên thai nhi chỉ thực sự “thở” nước ối, nhưng em bé vẫn có thể ngửi được nhiều mùi hương khác nhau trong tử cung mẹ từ tuần thai này.
Trí tuệ
Thai nhi 25 tuần tuổi đã bắt đầu có những sự tò mò của một đứa bé. Thai nhi sẽ dùng bàn tay nhỏ bé để tự chạm vào những bộ phận trên cơ thể mình. Thậm chí đôi khi, em bé còn khám phá cả tử cung mẹ rồi cả dây rốn nữa.
Trong khoảng thời gian này dây thần kinh từ cột sống đến bàn tay của bé vẫn đang trong quá trình phát triển dài hơn, do đó thai nhi khá khó đẻ có thể sờ được bàn chân mình.
Tai của thai nhi lúc này đã hoàn toàn có thể nghe được các âm thanh từ bên ngài. Tuy nhiên việc xuất hiện các âm thanh lớn một cách đột ngột có thể làm bé giật mình phản xạ lại.
Lần đầu đi tiêu
Thường vào tuần thai thứ 25, bé sẽ đi tiêu lần đầu tiên và phân lúc này đã được hình thành trong ruột già. Phân của em bé giai đoạn này khá sệt và sẫm màu, được gọi là phân su và sẽ thải ra ngoài cơ thể ngày khi được sinh ra.
Sự thay đổi của mẹ bầu vào tuần thai thứ 25
Khó thở
Từ tuần thai thứ 24 mẹ có thể sẽ cảm thấy khó thở do phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi mẹ bầu hít vào. Tình trạng thở gấp sẽ thường xuyên xuất hiện khi mẹ nói chuyện điện thoại, leo cầu thang hay đi nhanh, vận động mạnh. Hãy lựa chọn không gian làm việc và sinh hoạt đủ thoáng đãng để cung cấp oxy cho cả mẹ lẫn bé.
Ngứa vùng bụng
Tình trạng ngứa ở bụng, cảm giác râm ran như có kiến bò sẽ xuất hiện vào giai đoạn thai nhi tuần 25. Nguyên nhân có thể do những sợi collagen ở lớp giữa của da mẹ bầu đang duỗi ra. Mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm có lên bụng sau khi tắm để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra mẹ cần tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, và hạn chế dùng các loại sữa tắm làm khô da.
Mất ngủ
Nhiều mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng mất ngủ từ tuần thai thứ 25. Mẹ cảm thấy rất mệt mỏi, rất buồn ngủ và muốn ngủ, tuy nhiên khi lên giường lại rất khó vào giấc. Nếu tình trạng đó xuất hiện, mẹ nên ngồi dậy nghỉ ngơi 1 lúc. Mẹ có thể xem tivi, uống một cốc sữa, đi tắm, hoặc đọc sách. Điều chỉnh các yếu tố ngoại cảnh nhỏ như sử dụng những tấm ga trải giường sạch sẽ thơm tho, đảm bảo không khí trong lành, gió quạt dìu dịu thổi qua người, hay một chồng gối êm êm đều có thể giúp cho mẹ chìm vào giấc ngủ dễ hơn.
Hội chứng ống cổ tay
Có thể mẹ bầu sẽ phải đối mặt với hội chứng ống cổ tay trong tuần thai này. Sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay mẹ trở nên sưng phồng, do đó tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này. Nếu cảm thấy quá khó chịu, mẹ hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.
Lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu
Dưỡng ẩm cho da tuần thai thứ 25
Việc cơ thể phát triển vào những tháng cuối thai kỳ khiến da mẹ bầu cảm thấy căng lên và xuất hiện tình trạng ngứa. Việc dưỡng ẩm thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng trên. Mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để bôi lên các vùng da bị rạn và ngứa như bụng, ngực, bắp chân, đùi. Ngoài ra cần bổ sung thêm nhiều nước cũng như hạn chế tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Vận động
Là một liệu pháp giúp mẹ cải thiện các triệu chứng như táo bón hay đau lưng, tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai cho quá trình sinh nở sắp tới. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý, cần tránh các môn thể thao đối kháng, nâng vật nặng quá mức và nằm ngửa. Nhưng bên cạnh đó, mẹ cần tập luyện thường xuyên, hãy lắng nghe cơ thể. Tuyệt đối không tập luyện khi thấy quá mệt, khó thở hoặc chóng mặt.
Giao tiếp với con
Tuần thai này gần như các giác quan của thai nhi đã phát triển đầy đủ bao gồm thính giác, thị giác, vị giác, xúc giác và khứu giác. Ba mẹ hoàn toàn có thể thông qua các phương pháp thai giáo, giao tiếp với con để rèn luyện cả 5 loại giác quan trên. Quá trình thai giáo sẽ tăng sợi dây liên kết giữa mẹ và bé cũng như kích thích sự phát triển của các giác quan của trẻ hơn.
Vậy là tuần thai 25 kết khúc, Cùng bước sang tuần thai thứ 26 thôi mẹ ơi
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/25/
2. https://www.verywellfamily.com/25-weeks-pregnant-4159047
3. https://www.momjunction.com/articles/25th-week-pregnancy-symptoms-baby-development-tips-body-changes_0084635/