PHÒNG NGỪA VIÊM HỌNG TRONG THAI KỲ

Viêm họng trong thai kỳ khiến mẹ bầu khó chịu, sổ mũi, ho, sốt…khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Để tránh tình trạng viêm họng trong thai kỳ mẹ nên phòng ngừa ngay từ khi có những dấu hiệu ban đầu.

Hiểu rõ về viêm họng trong thai kỳ

Viêm họng là một chứng bệnh phổ biến nhiều người gặp phải trong đó có cả bà bầu. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hay mùa đông là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển và xâm nhập gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Viêm họng thường gây đau, rát họng và có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp viêm họng nặng có thể phải dùng đến kháng sinh điều trị. Đối với phụ nữ mang thai thì viêm họng không chỉ gây suy yếu sức khỏe của người mẹ mà còn nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi.

 

Xem thêm: Cách giảm ho và cảm cúm tại nhà cho bà bầu

 

Vì sao mẹ bầu bị viêm họng và dấu hiệu nhận biết.

nguyên nhân viêm họng trong thai kỳ | Special Mum

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm họng khi mang thai chủ yếu là do siêu vi hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, bà bầu bị viêm họng còn có thể là do:

  • Sức đề kháng và hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công
  • Do thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt
  • Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
  • Sống trong môi trường ô nhiễm
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
  • Thời tiết thay đổi thất thường.

Những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm họng khi mang thai rất rõ ràng, thai phụ thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cơ thể ớn lạnh, gai rét
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Sốt cao
  • Khô môi, lưỡi bẩn, khô rát họng
  • Khi nuốt bị nhói lên tai
  • Ho có đờm, khàn tiếng
  • Khi khám thấy niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết.

Viêm họng trong thai kỳ có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?

viêm họng trong thai kỳ khiến mẹ mệt mỏi | Special Mum

Viêm họng trong thai kỳ khiến mẹ mệt mỏi

Khi bị viêm họng nhiều mẹ bầu lo lắng bởi trong thai kỳ việc sử dụng thuốc điều trị viêm họng là điều tuyệt đối nên thận trọng bởi thuốc sẽ đi qua đường máu đến cuống rốn của thai nhi và ít nhiều ảnh hưởng đến em bé.

Bà bầu bị viêm họng sẽ làm thay đổi nội tiết lúc mang thai và làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng bị suy giảm. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do sức đề kháng của thai phụ bị giảm sút nên bệnh sẽ không thể tự khỏi, càng để lâu thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ biến chứng thành viêm phế quản, viêm phổi và nhiều vấn đề khác.

Đối với bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ bị viêm họng sẽ gây rối loạn ở phổi, kéo dài thời gian mang thai, chậm quá trình chuyển dạ... vô cùng nguy hiểm.

Viêm họng trong thai kỳ do siêu vi hoặc vi khuẩn gây ra đều mang đến những nguy cơ cho sự phát triển đầy đủ của thai nhi trong bụng, có thể gây tình trạng thiếu oxy huyết ở thai nhi và tăng nguy cơ sinh non ở mẹ.

Các phương pháp điều trị viêm họng khi mang thai

Giải pháp phòng ngừa viêm họng khi mang thai | Special Mum

Các phương pháp cải thiện viêm họng từ các loại thảo dược như: mật ong, gừng, tỏi, húng chanh…hoặc viên ngậm ho luôn được các bà bầu ưu tiên bởi sự lành tính và an toàn. Với bà bầu việc sử dụng thuốc trong điều trị viêm họng cần phải thận trọng và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Với những trường hợp viêm họng nặng cần được thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Đề phòng tránh viêm họng khi mang thai thì thai phụ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để virus, vi khuẩn không có nơi trú ẩn
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng và cổ họng
  • Hạn chế thêm quá nhiều muối vào khẩu phần ăn hàng ngày và ít sử dụng đồ ăn chiên, xào, cay, nóng
  • Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể
  • Hạn chế đến chỗ đông người, nếu có việc ra ngoài thì nên đeo khẩu trang để chống bụi và chống nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu khi bị viêm họng cần chú ý thêm một số điều sau:
  • Hạn chế nói chuyện hay la hét
  • Ăn thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu, không ăn mặn, chua, cay và không ăn sau 9 giờ tối
  • Uống thật nhiều nước ấm, nước trái cây
  • Giữ cho phòng ngủ thoáng khí, ấm.

Trong thai kỳ hệ thống miễn dịch suy giảm, mẹ bầu dễ mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu hãy chủ động phòng tránh, bảo vệ hô hấp, vệ sinh răng miệng để phòng tránh cảm cúm, viêm họng và có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.

Tags : Chăm sóc thai kỳ, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn