Bí quyết cải thiện tình trạng bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Khi bước sang giai đoạn này, nhiều mẹ bầu thường gặp tình trạng chóng mặt. Vậy nguyên nhân là gì và bí quyết cải thiện tình trạng bị chóng mặt khi mang thai như thế nào thì mời mẹ bầu xem qua bài viết dưới nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối

Do thiếu máu

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé phát triển về cả cân nặng và kích thước. Khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ thì nhu cầu cung cấp máu để nuôi dưỡng em bé cũng tăng lên. Thế nhưng nhiều mẹ bầu có quan niệm sai lầm rằng việc bổ sung sắt chỉ cần thiết ở giai đoạn đầu của thai kỳ còn giai đoạn cuối thì không cần thiết. Vì vậy, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Khi thiếu máu xảy ra, não bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối.

Mẹ bầu nằm ngửa trong thời gian dài

Tư thế nằm ngửa trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt. Bởi khi mẹ bầu nằm ngửa trong lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi, trọng lượng của thai nhi sẽ tác động chèn ép lên các mạch máu của mẹ. Điều này ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu, làm giảm lưu thông máu và gây chóng mặt. Ngoài chóng mặt, mẹ bầu cũng có thể cảm thấy tim đập nhanh hơn bình thường, khó thở và có thể cảm thấy buồn nôn...

Thiếu chất dinh dưỡng

Nếu cơ thể mẹ thiếu chất dinh dưỡng hoặc mẹ bầu để cho bản thân quá đói, có thể gây hạ đường huyết. Việc hạ đường huyết này sẽ gây ra cảm giác chóng mặt và buồn nôn. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi trong bụng bằng cách ăn uống đầy đủ, đa dạng, uống đủ nước, nếu cần thiết thì bổ sung thêm vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ. 

Thay đổi tư thế quá nhanh

Khi mẹ bầu ngồi, máu sẽ tập trung và dồn về phần thấp dưới chân. Khi mẹ bầu đứng lên đột ngột, lượng máu này chưa kịp di chuyển lên tim, dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị chóng mặt và nhìn hoa mắt. Để tránh tình trạng này, khi đứng lên, mẹ bầu nên đứng lên từ từ và nhẹ nhàng hoặc có thể duỗi 2 chân ra trước khi đứng dậy, giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, mẹ bầu nên tranh thủ đi lại quanh khu vực để giữ cho lưu thông máu ổn định.

Bà bầu bị mất nước, không bổ sung đủ nước

Nếu cơ thể bị mất nước hoặc bổ sung không đủ nước, có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, khó chịu, mệt mỏi, đau đầu và rối loạn tiêu hóa. Do đó, bà bầu cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bằng cách uống đủ nước.

tình trạng bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu cần bổ sung đủ lượng nước để tránh tình trạng chóng mặt

Bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt có nguy hiểm không?

Tình trạng đau đầu chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể gây khó chịu, mệt mỏi và chán ăn. Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và rối loạn chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, nếu triệu chứng đau đầu và chóng mặt kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng dưới đây, thai phụ nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể:
- Đau đầu kéo dài, không giảm.
- Đau đầu đột ngột xảy ra ngay cả khi đang ngủ.
- Sưng phù nề ở chân, tay hoặc mặt.
- Đau đầu kèm theo đau ở vùng bụng trên hoặc dưới xương sườn.
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và đề xuất các biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp để đảm bảo mẹ, thai nhi đều khỏe mạnh trong quá trình mang thai.

tình trạng bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối

Nếu triệu chứng đau đầu, chóng mặt kéo dài thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?

Để giúp giảm tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối, bà bầu có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
- Hạn chế đứng, ngồi hoặc nằm ngửa quá lâu. Tốt nhất nên nằm nghiêng về bên trái và sử dụng gối ôm để giữ cho tư thế nằm ổn định cũng như giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Mẹ bầu có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản như yoga, thiền và đi bộ để tập luyện hàng ngày. Những bài tập này sẽ giúp giảm hoa mắt, chóng mặt hiệu quả nhất.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nước nhiều hơn, tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine hay chất cồn.
- Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu, chóng mặt khi mang thai ở 3 tháng cuối là do thói quen sinh hoạt không khoa học, thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc. Để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc của mình.
- Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm sắt, canxi, axit folic, vitamin B12.Một trong những phương pháp bổ sung sắt và vitamin hiệu quả cho mẹ bầu là uống Special Mum Fer & Vitamines. Sản phẩm này giúp cung cấp sắt và vitamin cần thiết, hỗ trợ hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, giúp giảm mệt mỏi trong thai kỳ. Đặc biệt, sản phẩm dễ hấp thu và rất dễ uống với mùi vị thơm ngon tự nhiên khiến các mẹ yêu thích.

tình trạng bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu nên bổ sung sắt để phòng tránh tình trạng thiếu máu.

Chóng mặt là hiện tượng phổ biến và thường gặp ở đa số bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hy vọng qua nội dung trong bài viết, chị em đã có được những kiến thức bổ ích để phòng tránh và cải thiện nhanh chóng tình trạng chóng mặt .

Tags : bà bầu 3 tháng cuối, Chăm sóc thai kỳ
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn