Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, việc phát hiện và điều trị thiếu máu trong thai kỳ là rất cần thiết. Bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu máu cũng như cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.Dấu hiệu nhận biết thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu cho bà bầu là rất cao do nhu cầu sắt tăng cao hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Việc nhận biết các dấu hiệu thiếu máu sớm giúp bà bầu có thể chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung sắt đúng cách để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con.
Các dấu hiệu thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có thể bao gồm:
- Da, môi và móng tay nhợt nhạt.
- Hoa mắt, chóng mặt khi đột ngột đứng dậy.
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Khó thở và thở nhanh hơn bình thường.
- Tim đập loạn nhịp hoặc chậm hơn bình thường.
- Khó tập trung và cảm thấy mệt mỏi khi làm việc.
Nếu bà bầu có những dấu hiệu trên, cần phải liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe
Khi thiếu máu, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không
Tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối nếu không được xử lý và khắc phục kịp thời có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số nguy hiểm mà mẹ có thể gặp phải:
Tăng nguy cơ sinh non
Những mẹ thiếu máu khi mang thai có thể có nguy cơ sinh non cao hơn so với những mẹ bầu khác. Mặc dù thai nhi sinh ra vào tháng thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ vẫn có khả năng sống sót cao khi được chăm sóc đúng cách, nhưng sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch yếu và dễ bị ốm.
Hệ miễn dịch của mẹ suy giảm
Thai phụ bị thiếu máu ở 3 tháng cuối thai kỳ có hệ miễn dịch kém hơn so với các mẹ bầu khác. Nếu hệ miễn dịch kém có thể khiến cho mẹ bầu dễ bị các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác tấn công. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm niêm mạc tử cung và các bệnh khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm
Tình trạng thiếu máu ở những tháng cuối thai kỳ không được khắc phục có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu. Có thể kể đến như nhau bong non, nhau tiền đạo, cao huyết áp thai kỳ hay tiền sản giật. Ngoài ra, sau khi sinh, những hệ lụy mà các mẹ bầu gặp phải vẫn còn rất nặng nề, bao gồm xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng phần phụ khoa…
Mẹ bầu bị suy tim khi chuyển dạ
Thống kê cho thấy, có tới 20-40% thai phụ bị thiếu máu đã không may tử vong trong quá trình sinh con. Đây là một con số đáng lo ngại và cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai.
Trẻ sinh ra dễ mắc bệnh
Khi mẹ bầu bị thiếu máu, thai nhi sẽ không được cung cấp đầy đủ máu và oxy, điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài còn có thể gây ra nguy cơ thai chết lưu.
Ngoài ra, thiếu máu khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi sau khi sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị nhẹ cân, trí não chậm phát triển và dễ mắc các bệnh sơ sinh.
Thiếu máu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Cách khắc phục thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Bổ sung sắt và axit folic
Sắt là một yếu tố quan trọng để tái tạo hồng cầu, do đó việc bổ sung sắt là rất cần thiết. Bà bầu có thể tăng cường lượng sắt trong cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, đậu, ngũ cốc và rau màu xanh.
Ngoài ra, cần chú ý đến việc bổ sung axit folic để đảm bảo quá trình sản xuất máu diễn ra suôn sẻ. Các thực phẩm như rau lá xanh đậm, đậu và thịt bê là nguồn cung cấp giàu axit folic. Mẹ cần bổ sung ít nhất 600mcg axit folic hàng ngày, để ngăn ngừa thiếu máu và nguy cơ khuyết tật thần kinh ở thai nhi
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Một cơ thể khỏe mạnh và được cung cấp đủ dưỡng chất thì quá trình tạo máu mới diễn ra một cách trôi chảy mà không gặp trở ngại. Chính vì vậy, mẹ bầu hãy bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, hãy cung cấp vitamin C hàng ngày để giúp cơ thể hấp sắt tốt hơn. Những thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như nước cam ép, quả ổi, bưởi, dâu tây, đu đủ và các loại rau xanh.
Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 80-85mg vitamin C mỗi ngày và không bổ sung quá liều 2000mg. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung một số chất béo lành mạnh để duy trì sức khỏe. Hãy lựa chọn các nguồn chất béo như dầu ô liu, cá béo và các loại hạt.
Bổ sung protein và chất xơ
Protein có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất máu, đặc biệt là nguồn protein từ thịt đỏ, thịt gà và các loại động vật có vỏ. Bổ sung các loại thực phẩm này sẽ giúp tăng lượng máu trong giai đoạn cuối của thai kỳ, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Ngoài việc bổ sung protein, các mẹ bầu cũng cần lưu ý đảm bảo cung cấp đủ chất xơ. Như vậy sẽ giúp làm giảm táo bón và ngăn chặn tình trạng chuột rút hiệu quả. Các bà bầu nên bổ sung chất xơ thông qua các nguồn thực phẩm tự nhiên như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, mì ống, gạo, đậu và rau xanh
Dành thời gian nghỉ ngơi
Khi bị thiếu máu, mẹ bầu thường gặp các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, uể oải. Khi đối mặt với tình trạng này, mẹ bầu nên ngừng các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi để khôi phục cân bằng sức khỏe.
Nếu mẹ bầu vẫn cố chấp hoạt động hoặc làm công việc nặng thì rất dễ bị ngất xỉu hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý đi lại nhẹ nhàng và vận động phù hợp. Đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ, vì giấc ngủ đầy đủ đóng vai trò quan trọng đối với mọi chức năng của cơ thể.
Mẹ bầu nên cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày
Lựa chọn viên uống bổ sung
Việc bổ sung sắt là rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là những mẹ bầu thiếu máu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu nên tìm thuốc sắt hữu cơ và có thêm vitamin C. Các loại thuốc bổ sung sắt hữu cơ thường dễ hấp thụ hơn và ít gây ra tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Còn vitamin C giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt.
Special Mum Fer & Vitamines là lựa chọn hoàn hảo dành cho mẹ. Sản phẩm thuộc dòng sắt hữu cơ với các thành phần sắt, vitamin C, Iron, Vitamin B6, B9, B12 giúp hỗ trợ hạn chế thiếu máu do thiếu sắt đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, giúp giảm mệt mỏi.
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu không điều trị kịp thời. Chính vì vậy khi có dấu hiệu thiếu máu, mẹ bầu hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.