Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên bổ sung sắt hàm lượng bao nhiêu?

3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mẹ bầu cần cung cấp nhiều sắt nhất để đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao trong giai đoạn này. Vậy bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ hàm lượng bao nhiêu là hợp lý? Hãy cùng Special Mum tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Hàm lượng sắt cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối là thời điểm cơ thể có nhu cầu sử dụng lượng sắt cao nhất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, hàm lượng sắt cho bà bầu 3 tháng cuối là hơn 60mg sắt mỗi ngày.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu thiếu sắt (Hb < 11.1 g/dl và Ferritin < 30 mg/mL), thì ngoài việc tăng cường chế độ ăn giàu sắt, bạn cần bổ sung thêm sắt từ thuốc ở liều cao để điều trị tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt hàm lượng cao chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và được theo dõi định kỳ. Việc dùng thuốc bổ sung sắt không được tự ý tăng hoặc giảm liều, kéo dài hoặc rút ngắn thời gian điều trị mà cần phải tuân thủ đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên bổ sung sắt hàm lượng bao nhiêu

Trong giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu nên bổ sung hơn 60mg sắt mỗi ngày

Bà bầu bị thiếu sắt, thừa sắt có sao không?

Tuy sắt là một dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, nhưng việc bổ sung quá nhiều sắt có thể gây ra nhiều tác hại như:

- Tiểu đường thai kỳ: Việc bổ sung quá nhiều sắt trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc đái tháo đường ở mẹ do rối loạn chức năng tụy.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé: Nồng độ sắt tự do và huyết sắc tố hemoglobin tăng có thể gây khó khăn trong việc vận chuyển oxy và máu đến thai nhi, gây ra tình trạng bé bị thiếu cân, sinh non….

- Ngộ độc sắt: Trường hợp bổ sung quá nhiều sắt, mẹ bầu có thể bị ngộ độc sắt với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, sốt, tim đập nhanh,... và cần được điều trị kịp thời.

- Ảnh hưởng đến gan: Lượng sắt dư thừa tích tụ trong gan có thể gây áp lực lên gan, tăng nguy cơ suy gan, ung thư gan.

- Suy nhược sức khỏe, tâm lý: Thừa sắt trong cơ thể cũng có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, parkinson và ung thư. Ngoài ra, sức khỏe bị suy giảm, ảnh hưởng đến tâm lý.

- Viêm khớp: Bổ sung quá nhiều sắt trong thai kỳ cũng có thể khiến mẹ bị viêm khớp, đau lưng, mỏi chân,...

- Tổn thương hệ tiêu hóa: Mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng tổn thương hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và tăng nguy cơ sảy thai.

Khi phát hiện có dấu hiệu thừa sắt, mẹ bầu nên ngừng uống viên sắt ngay lập tức. Đồng thời, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng là điều cần thiết để giảm hấp thu sắt vào cơ thể. Nếu có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn, mẹ cần tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên bổ sung sắt hàm lượng bao nhiêu

Việc bổ sung quá nhiều sắt có thể gây ra nhiều tác hại cho mẹ bầu

Việc bổ sung quá nhiều sắt có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu không cung cấp đủ sắt, mẹ bầu có thể mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé cụ thể như:

- Đối với sản phụ: Bà bầu nếu thiếu máu thiếu sắt có thể có nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, bong nhau, tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, nhiễm trùng hậu sản và băng huyết sau sinh. Đặc biệt, vấn đề băng huyết sau sinh có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ thiếu máu thai kỳ.

- Đối với thai nhi: Trẻ sinh ra từ người mẹ thiếu máu thai kỳ sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non, suy thai và có khả năng mắc các bệnh sơ sinh cao hơn so với trẻ bình thường. Bên cạnh đó, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến phát triển trí não.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc bổ sung sắt cần được thực hiện đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.

Cách bổ sung sắt cho mẹ bầu 3 tháng cuối giảm thiểu nóng trong, táo bón

Bổ sung sắt từ thực phẩm

Để đảm bảo việc bổ sung sắt hiệu quả và hạn chế tác dụng không mong muốn từ thuốc bổ sung sắt, mẹ bầu cần bổ sung sắt thông qua chế độ ăn hàng ngày. Có nhiều thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu có ăn như gan động vật, tiết, tim, các loại thịt đỏ, rau có màu xanh thẫm…

Để tăng hiệu quả hấp thu sắt, mẹ bầu nên kết hợp với các thực phẩm giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi... Tránh uống quá nhiều trà xanh, trà thảo mộc hoặc các loại trà khác, vì chúng có thể làm giảm hấp thu sắt.

Ngoài ra, tập luyện thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau củ, ăn sữa chua hàng ngày và bổ sung men vi sinh cũng góp phần cải thiện tình trạng táo bón rất tốt.

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên bổ sung sắt hàm lượng bao nhiêu

Bổ sung thực phẩm giàu sắt thông qua bữa ăn hàng ngày

Lựa chọn bổ sung loại sắt phù hợp

Để tránh tình trạng táo bón khi bổ sung sắt, bà bầu 3 tháng cuối có thể chọn loại sắt tốt, ít gây tác dụng phụ. Hiện nay, có 2 loại chế phẩm sắt phổ biến là sắt vô cơ và sắt hữu cơ.

- Sắt vô cơ có khả năng giải phóng ồ ạt các ion sắt và gây lắng đọng sắt ở nhiều cơ quan trong cơ thể, như đường tiêu hóa, tim, gan, thận và các mô nội tiết. Điều này có thể gây tổn thương đường tiêu hóa và gây ra các tác dụng phụ như táo bón, đầy hơi và buồn nôn.

- Sắt hữu cơ được hấp thu thông qua cơ chế chủ động và có kiểm soát theo nhu cầu cơ thể. Việc hấp thu sắt hữu cơ được điều chỉnh bởi một số yếu tố như nhu cầu sắt của cơ thể, nồng độ sắt trong máu và các dưỡng chất khác. Sắt hữu cơ cũng không gây lắng đọng sắt ở các cơ quan và mô khác trong cơ thể.

Sắt hữu cơ dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ. Special Mum Fer & Vitamines là một trong những sản phẩm sắt hữu cơ tốt nhất được nhiều mẹ lựa chọn. Sản phẩm này có công dụng giúp hỗ trợ giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng cho mẹ và giảm mệt mỏi.
Special Mum Fer & Vitamins được chiết xuất dạng siro, hương mâm xôi và hương lý chua không gây cảm giác tanh và dễ uống.

Trên đây là tổng hợp thông tin về việc bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối mà Special Mum muốn chia sẻ với các mẹ. Hy vọng rằng những thông tin sức khỏe này sẽ giúp mẹ bầu tham khảo và áp dụng để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Tags : Chăm sóc thai kỳ, bà bầu 3 tháng cuối
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn