Ho trong thai kỳ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu. Nhưng trong quá trình mang thai mẹ nên hạn chế các loại thuốc giúp giảm ho. Vì vậy, áp dụng một số phương pháp vừa giúp giảm ho tại nhà là giải pháp an toàn nhất dành cho mẹ bầu. Sau đây là những cách chữa ho và cảm cúm cho mẹ bầu tại nhà.
Ho và cảm cúm ở bà bầu có nguy hiểm không?
Các chuyên gia khuyến cáo trước khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên tiêm phòng cúm để phòng ngừa cúm trong thai kỳ và giảm những biến chứng do cúm gây ra trong thai kỳ.
Ho và cúm trong thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khoẻ mẹ bầu
Từ đó có thể thấy cúm trong thai kỳ rất nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối nếu mẹ bị cúm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi cụ thể:
3 tháng đầu: Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận trên cơ thể, virus cúm từ mẹ có thể xâm nhập vào tử cung qua nhau thai, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, có thể tạo ra một số dị tật như hở hàm ếch và bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra, bị ho và cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu do bà bầu bị sốt cao kết hợp với độc tính của virus.
3 tháng giữa: Giai đoạn này thai nhi đã phát triển ổn định, bị ho và cảm cúm ở giai đoạn này không có quá nhiều nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, bị ho và cảm cúm ở giai đoạn này lại khiến mẹ bầu bị đau mạng sườn, suy yếu sàn chậu gây tiểu són, căng cơ bụng.
3 tháng cuối : Có thể khiến mẹ bầu bị sinh non.
Xem thêm: Viên ngậm ho thảo dược an toàn cho mẹ bầu
Cách chữa ho và cảm cúm tại nhà cho mẹ bầu
Các phương pháp giúp giảm ho, cảm cúm cho mẹ bầu tại nhà vừa an toàn hiệu quả lại hạn chế được việc dùng thuốc gây ảnh hưởng xấu trong thai kỳ. Mẹ cùng tham khảo một số cách dưới đây nhé
Xông mũi, họng bằng thảo dược
Xông mũi, họng bằng thảo dược sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Các triệu chứng cảm cúm, ho cũng được cải thiện nhanh hơn nhờ dịch mũi được làm loãng, dễ làm sạch và thông thoáng đường thở. Đồng thời mũi, họng cũng được diệt khuẩn, giảm ho và tiêu diệt virus dễ dàng hơn. Mẹ có thể xông mũi, họng bằng các loại lá bưởi, tía tô, húng quế, cúc tần, rau ngổ, gừng, chanh, hành,…
Dùng tỏi giảm cảm cúm
Tỏi giúp giảm triệu chứng cảm cúm trong thai kỳ
Tỏi có thể trị cảm cúm, ho rất hiệu quả vì có tính sát khuẩn cao, ôn ấm giảm ho. Tỏi cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho bà bầu nhờ có chứa vitamin C, B6, mangan, kẽm, allicin,… Uống 1 ly nước tỏi ấm mỗi ngày và thường xuyên ăn tỏi trong các bữa ăn giúp mẹ bầu chữa ho và cảm cúm hiệu quả.
Uống nước lá tía tô, kinh giới
Theo Đông y, lá tía tô, kinh giới có tính ấm, vị cay, kích thích tiết mồ hôi, lợi tiểu, hạ sốt, điều trị cảm gió, dị ứng, khi sao đen có thể cầm máu. Khi bị ho, cảm cúm mẹ bầu có thể nấu nước lá tía tô, kinh giới uống để điều trị.
Sử dụng mật ong giảm ho
Mẹ hãy sử dụng mật ong khi bị ho trong thai kỳ
Mật ong kết hợp cùng húng chanh hoặc quất… là cách chữa ho và cảm cúm cho bà bầu mang lại hiệu quả cao. Nếu mật ong có tính sát khuẩn thì chanh lại có chứa nhiều vitamin C, tăng khả năng miễn dịch. Mẹ bầu uống trà chanh mật ong vừa có thể sát khuẩn vòm họng, bổ sung nước, làm loãng dịch nhầy và đờm, dịu cổ họng đau rát.
Dùng viên ngậm giảm ho thảo dược Vitaprolis Lozenges
Khi có triệu chứng cảm lạnh và ho ngay từ những ngày đầu mẹ nên dùng viên ngậm giảm ho Vitaprolis Lozenges được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên giúp thông thoáng đường hô hấp, giảm ho cho mẹ bầu.
Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và được bác sĩ, chuyên gia và nhiều mẹ bầu tin dùng nên mẹ hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Khi bị ho, cảm cúm trong thai kỳ mẹ vẫn không giảm được các triệu chứng và có dấu hiệu kèm theo sốt thì mẹ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm ho, trị cảm cúm trong thai kỳ.
Cùng với đó mẹ hãy chú ý chăm sóc sức khoẻ bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung vitamin và khoáng chất để có một thai kỳ khoẻ mạnh và hạnh phúc.