Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là thực phẩm quý giá và giàu dinh dưỡng. Do vậy, sữa mẹ cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu của bạn. Trong bài viết này, Special Mum sẽ hướng dẫn mẹ cách bảo quản sữa đúng nguyên tắc và khoa học để tránh mất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến tiêu hoá của trẻ.
1. Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt
Để bảo quản sữa mẹ đúng cách và khoa học nhất, mẹ nên chú ý chuẩn bị dụng cụ trữ sữa, vệ sinh dụng cụ và cách đóng gói để duy trì chất lượng sữa mẹ cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
1.1 Chuẩn bị dung dịch (dụng cụ) bảo quản
Sữa mẹ sau khi vắt ra cần được bảo quản trong bình hoặc túi chuyên dụng. Mẹ có thể sử dụng bình nhựa hoặc bình thuỷ tinh để đựng sữa. Tuy nhiên, nếu sử dụng bình nhựa mẹ nên ưu tiên chọn những loại bình có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế sử dụng các bình nhựa tái chế (số7), bình nhựa không rõ nguồn gốc vì những loại bình này có thể được làm từ nhựa có chứa BPA – gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
Túi trữ sữa chuyên dụng cũng được rất nhiều mẹ bỉm ưu tiên lựa chọn bởi những tiện ích của nó đem lại như: tiện lợi, dễ bảo quản, không tốn diện tích, dễ dàng ghi chú…Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mẹ có thể chọn những loại túi với dung tích khác nhau.
Khi chuẩn bị và lựa chọn dung dịch bảo quản sữa, mẹ nên lưu ý:
- Lựa chọn dụng cụ có nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng.
- Mua dụng cụ tại các cửa hàng uy tín.
- Không tái sử dụng các loại túi trữ sữa.
- Không đổ sữa quá đầy vào các dụng cụ trước khi bảo quản.
1.2 Vệ sinh dụng cụ
Để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sữa mẹ, trước khi vắt sữa mẹ cần vệ sinh dụng cụ và cơ thể sạch sẽ.
Đối với mẹ: Rửa tay bằng xà phòng, dùng dung dịch sát khuẩn, vệ sinh núm vú sạch sẽ trước khi vắt.
Đối với dụng cụ vắt, đựng sữa: Vệ sinh và tiệt trùng bình đựng sữa, vệ sinh dây, đầu phễu của máy hút sữa. Kiểm tra bình hoặc túi đựng đảm bảo không rách, hở trước khi đổ sữa vào.
1.3 Đóng gói sữa
Sau khi đã vắt được một lượng sữa nhất định, mẹ cần đóng gói vào các dụng cụ để bảo quản. Không nên đổ sữa quá đầy vào bình hoặc túi trữ sữa nên để lại không gian vì sửa có thể giãn nở trong quá trình cấp đông. Vặn chặt nắp bình hoặc đóng chặt miệng túi trữ sữa để quá trình bảo quản được tốt hơn, tránh đổ sữa.
1.4 Bảo quản sữa ở nhiệt độ thường
Với sữa mẹ sau khi vắt ra sẽ bảo quản được tối đa 04 giờ đồng hồ ở nhiệt độ thường (25 – 30 độ C) và 04 ngày khi để ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ 0 – 4 độ C.
Bảo quản sữa ở nhiệt độ thường, mẹ nên lưu ý không để sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng sữa trong thời gian sớm nhất có thể.
1.5 Bảo quản sữa trữ đông
Nếu mẹ có nhiều sữa và nhu cầu ăn của bé còn ít thì mẹ có thể trữ đông sữa cho bé sử dụng dần về sau. Khi trữ đông sữa trong ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ âm 18 độ C, thì thời gian trữ sữa có thể lên tới 6 tháng.
Khi bảo quản sữa, mẹ nên lưu ý một số vấn đề như:
- Ghi rõ ngày bắt đầu trữ sữa lên bao bì dụng cụ trữ sữa.
- Sữa mẹ cần được bảo quản ở tủ riêng, không dùng chung với tủ lạnh để thức ăn của gia đình
- Vệ sinh tủ lạnh, dụng cụ đựng sữa thường xuyên.
Thời gian trữ đông sữa mẹ có thể lên tới 6 tháng.
2. Cách rã đông sữa mẹ
Việc rã đông sữa mẹ cũng rất quan trọng, nếu không thực hiện đúng cách và khoa học sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé ăn, mẹ lấy sữa từ ngăn mát và ngâm trong nước ấm 40 độ C cho tới khi sữa đã hết lạnh, trở lại nhiệt độ phòng thì có thể cho trẻ sử dụng được.
Với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, mẹ cần thực hiện rã đông bằng cách chuyển sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát tủ lạnh. Sau khi sữa đã tan hết đá thì thực hiện rã đông tương tự như sữa bảo quản ở ngăn mát.
Khi thực hiện rã đông sữa cho trẻ, mẹ đặc biệt lưu ý:
- Không sử dụng lò vi sóng để rã đông sữa.
- Không đun sữa.
- Không cấp đông lại lượng sữa đã rã đông.
- Không rã đông sữa mẹ bằng cách bỏ sữa tự tan ở nhiệt độ phòng.
- Không lắc mạnh bình sữa rã đông.
Không sử dụng lò vi sóng hoặc đun nóng sữa mẹ khi rã đông.
3. Nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng, dễ bị biến chất và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, khi cho trẻ ăn sữa đã qua bảo quản, mẹ nên lưu ý một số dấu hiệu sữa đã bị hỏng để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và sức khỏe của trẻ.
Mẹ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng sữa mẹ khi thấy các dấu hiệu như:
- Sữa mẹ có mùi chua: Mùi sữa mẹ có thể thay đổi theo chế độ dinh dưỡng của mẹ. Tuy nhiên, đối với sữa mẹ đã cấp đông khi rã đông hoặc mở nắp mẹ nhận thấy sữa có mùi chua, tanh bất thường, có nghĩa là sữa đã bị hỏng và không cho bé sử dụng.
- Sữa mẹ có hiện tượng kết tủa: Trong sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng và chất béo. Khi cấp đông phần chất béo sẽ nổi váng tách ra khỏi phần nước có trong sữa mẹ. Trong quá trình rã đông sữa và lắc đều phần váng của chất béo không hoà tan cùng phần nước mà có hiện tượng kết tủa màu trắng đục là sữa đã bị hỏng.
- Sữa mẹ quá hạn bảo quản: Khi bảo quản sữa mẹ nên ghi rõ ngày tháng để nhận biết thời gian bảo quản. Nếu sữa mẹ bảo quản quá thời hạn ghi trên bao bì thì mẹ cũng không nên cho trẻ sử dụng. (Thời gian bảo quản sữa, mẹ xem lại mục 1.3 và 1.4 trong bài viết).
- Trẻ quấy khóc, nôn trớ khi uống sữa mẹ cấp đông: Sau khi rã đông sữa cho trẻ ăn mà trẻ có dấu hiệu từ chối sữa, quấy khóc hoặc nôn, trớ khi ăn sữa, đó cũng là dấu hiệu sữa mẹ có vấn đề và không nên sử dụng cho trẻ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, mẹ cần bổ sung, trang bị kiến thức để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ.
Như vậy, thông qua bài viết này, Special Mum đã cung cấp những thông tin hữu ích cho mẹ trong việc bảo quản sữa mẹ an toàn và khoa học. Hy vọng mẹ có thể áp dụng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé yêu.
Để có thêm nhiều thông tin, kiến thức liên quan đến sức khoẻ của mẹ và bé giai đoạn mang thai và sau sinh, hãy liên hệ với Special Mum qua số 0842.925.915 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí từ các chuyên gia của nhãn hàng.
Special Mum: “Sức khỏe của mẹ, tương lai của con”
Xem thêm thông tin tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/specialmum.vn
Youtube: https://www.youtube.com/@specialmumvietnam
Nguồn: Tổng hợp