THỰC PHẨM BỔ MÁU CHO PHỤ NỮ SAU SINH MẸ KHÔNG NÊN BỎ QUA

Sau khi sinh, phụ nữ thường bị thiếu máu do mất đi một lượng máu đáng kể trong quá trình sinh con. Do đó, việc bổ sung thực phẩm bổ máu là rất cần thiết để giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Sau đây là các thực phẩm bổ máu cho phụ nữ sau sinh.

 

Xem thêm: Sản phẩm bổ sung săt sau sinh

 

Top 7 thực phẩm bổ máu cho phụ nữ sau sinh

Thiếu máu do thiếu sắt sau khi sinh là một vấn đề phổ biến đối với nhiều bà mẹ. Vậy ăn gì bổ máu sau sinh để tăng cường sức khỏe? Mẹ đừng bỏ qua 7 thực phẩm dưới đây.

Thịt bò nạc

Trong quá trình mang thai và sau sinh, thịt bò nạc được xem là một trong những thực phẩm ưu tiên hàng đầu. Với lượng sắt dồi dào giúp mẹ bé bổ sung máu. Ngoài ra, thịt bò còn chứa axit folic và các loại vitamin nhóm B, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và cung cấp năng lượng hàng ngày. Tuy nhiên, nên mẹ nên ăn khoảng 4 bữa mỗi tuần để tránh táo bón.

 

Thịt bò rất tốt cho phụ nữ sau sinh thiếu máu

Gan

Gan động vật (như gan bò hoặc gan gà) là nguồn giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic. Gan có thể được chế biến thành các món ăn như gan xào hoặc hấp, hoặc được sử dụng để nấu súp hay nấu lẩu.

Gạo cẩm, gạo lứt

Gạo cẩm và gạo lứt từ lâu đã được biết đến là những thực phẩm bổ máu tốt nhất. Nhờ chứa hàm lượng sắt và axit folic phong phú gạo cẩm, gạo lứt sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh cho mẹ. Ngoài ra, loại gạo này còn giúp sản phụ nhanh về sữa, cung cấp nguồn sữa chất lượng và dồi dào cho em bé.

Trứng

Trứng là thực phẩm vừa dễ chế biến vừa bổ máu cho mẹ sau sinh. Ăn trứng mỗi ngày sẽ giúp mẹ đáp ứng được nhu cầu về sắt, protein, axit folic, vitamin và DHA. Mẹ có thể thêm một quả trứng vào bữa sáng hoặc ăn kèm salad vào bữa trưa hoặc tối để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và nhận được nhiều dưỡng chất quan trọng.

Rau màu xanh đậm

Sản phụ nên bổ sung nhiều loại rau xanh trong mỗi bữa ăn, như rau bina, bông cải xanh...Bởi vì chúng chứa nhiều sắt và axit folic, có tác dụng tốt trong việc bổ máu. Bên cạnh đó, các loại rau này cũng chứa vitamin B và các chất dinh dưỡng khác, góp phần tăng cường chất xơ, hỗ trợ sản xuất năng lượng, củng cố hệ miễn dịch và tốt cho hệ thần kinh.

Đu đủ

Để bổ máu sau sinh, mẹ nên thường xuyên ăn đu đủ. Đu đủ là loại trái cây giàu vitamin và sắt, dễ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng. Mẹ có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố hoặc nấu chè kết hợp với đường trắng.

Các loại hạt

Thực đơn “Ăn gì để bổ máu” không thể thiếu hạt chia, hạt lanh, hạt bí, hạt hướng dương và hạt điều. Đây là các nguồn giàu chất sắt, magiê và các dưỡng chất khác. Bạn có thể ăn chúng trực tiếp hoặc thêm vào các món ăn như salad, sữa chua hay nước ép.

 

Các loại hạt là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể

Các lưu ý khi bổ sung thực phẩm tốt cho máu

Khi bổ sung thực phẩm bổ máu, có một số lưu ý sau đây mà bạn nên cân nhắc:

Đa dạng hóa chế độ ăn

Hãy bao gồm đủ các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn có nhiều chất bảo quản.

Hạn chế cafein và chất kích thích

Các chất kích thích như cafein có thể gây ra mất nước và giảm khả năng hấp thụ sắt. Hạn chế uống quá nhiều cà phê, đồ uống có chứa cafein và các loại đồ uống có ga.

Tăng cường vitamin B12

Vitamin B12 là một yếu tố quan trọng cho sự hình thành hồng cầu. Bạn có thể tăng cường việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin B12 như trứng, sữa, sữa chua, cá và thức ăn chức năng chứa vitamin B12.

Nên kết hợp thực phẩm giàu vitamin C 

Các loại quả có múi như bưởi, cam, quýt,…chứa lượng vitamin C dồi dào, được xem như trợ thủ đắc lực giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách hiệu quả. Các mẹ có thể ăn chúng như một món tráng miệng sau bữa ăn chính hoặc ép nước để uống hàng ngày, nhằm bổ sung sắt và cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh.

Hạn chế ăn mỡ và thức ăn nhiều cholesterol

Ăn quá nhiều mỡ và thức ăn nhiều cholesterol có thể gây tắc nghẽn mạch máu và hạn chế sự cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng.

Kiểm soát lượng sử dụng

Bổ sung thực phẩm bổ máu theo liều lượng khuyến nghị. Không nên tự ý tăng liều lượng hoặc sử dụng quá mức mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia. Việc sử dụng quá mức cũng có thể gây hại cho sức khỏe.