Bước sang tuần thai 40, chính thức mẹ đã bước vào tuần cuối cùng của thai kỳ, cùng chào đón thiên thần nhỏ của mình thôi
Sự thay đổi của thai nhi 40 tuần tuổi
Bước sang tuần thai cuối cùng, em bé có thể nặng tới 3,6kg và dài hơn 50cm. Đến tuần thai này em bé cần được ra khỏi bụng mẹ, nếu như chưa có các dấu hiệu của sự chuyển dạ để sinh em bé, thời điểm này mẹ bầu cần nhập viện để các bác sĩ tiến hành các thao tác kích thích để sinh em bé.
Mọi cơ quan chức năng của em bé đã hoàn thiện và đang chờ đợi để thực hiện chức năng của mình ngay sau khi được sinh ra.
Những em bé ra đời quá tháng (từ tuần 40 trở đi) có thể sẽ xuất hiện tình trạng da bị khô và bong tróc, do các chất nhầy venix bảo vệ da trước đó đã được tái hấp thu vào bên trong cơ thể và không còn chức năng bảo vệ da nữa. Vì vậy trong trường hợp em bé chào đời khi quá tuần thai mẹ nên chuẩn bị sẵn một ít dầu ôliu để hòa chung cùng nước ấm để tắm cho bé cũng như để mát-xa cho bé.
Ngoài việc khô da và bong tróc, các em bé sinh già tháng cũng có xu hướng có móng tay dài, dễ tự làm xước mặt, do vậy bạn nên cho bé mang bao tay, và cần cắt móng tay cho bé thường xuyên. Tốt nhất nên cắt móng tay cho bé ngay sau khi tắm xong vì khi đó móng mềm mại dễ cắt. Hãy hỏi y tá hay nữ hộ sinh để được hướng dẫn cách tốt nhất để làm việc này.
Không những thế các bé sinh muộn thường khá háu ăn do những ngày cuối thai kỳ ở trong bụng mẹ, nhau thai đã không thể cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Vì vậy khi ra ngoài, bé sẽ đòi ăn thường hơn để bù đắp cho những gì đã bỏ lỡ. Việc cho bé bú mẹ sớm và thường xuyên ngay sau khi sinh sẽ giúp mẹ mau có sữa, đồng thời giúp tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con.
Những thay đổi của mẹ bầu tuần thai 40
Theo thống kê, khoảng 70% mẹ bầu sẽ hạ sinh em bé từ tuần 40 trở lại và khoảng 30% mẹ bầu sẽ tiếp tục mang thai đến tuần thai thứ 41.
Sưng phù
Tình trạng sưng phù vãn tiếp sẽ xảy ra ở tuần thai thứ 40 và sẽ giảm dần sau khi mẹ sinh em bé. Việc mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên khiến cho việc đi bộ hay đứng lâu một chút cũng thật khó khăn đối với mẹ bầu trong giai đoạn này. Vì vậy những ngày cuối này mẹ nên tìm chỗ ngồi nghỉ cho thoải mái về mặt sức khỏe và cả tinh thần.
Sưng âm hộ
Mẹ bầu đôi khi cũng sẽ gặp phải tình trạng khó chịu ở khu vực âm hộ vì bị sưng khi thai nhi 40 tuần tuổi. Vùng khoang chậu có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn do em bé dường như đã xuống rất thấp và mẹ có cảm nhận rõ rệt về một khối nặng hơn 4kg (gồm em bé, nhau thai và nước ối) ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.
Đi tiểu thường xuyên hơn
Áp lực của em bé đè lên ruột dưới và trực tràng ngày càng lớn làm cho mẹ không còn nhiều chỗ để tích lũy chất thải nữa.Do đó mẹ sẽ có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, vì bàng quang cũng không còn nhiều chỗ trống để chứa nữa.
Cơn co thắt
Trong tuần thai thứ 40 này mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn những cơn co thắt đầu tiên của tử cung. Những cơn co thắt này sẽ đến nhanh và mạnh mẽ hơn khi mẹ bầu thực sự vào giai đoạn chuyển dạ. Cơn co với chu kỳ kéo dài khoảng một phút hoặc có thể kéo dài hơn. Mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn đau lan tỏa từ dạ dày, bụng dưới cho tới lưng và vùng trên của đùi.
Căn cứ vào tình trạng cổ tử cung của mẹ lúc này bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp giục sinh phù hợp để kích thích em bé chào đời. Trường hợp nếu cổ tử cung của mẹ chưa có dấu hiệu mềm, mỏng hoặc giãn ra (mở) có nghĩa là cơ thể chưa sẵn sàng cho việc chuyển dạ. Trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng hormone hoặc phương pháp cơ học để làm “già” cổ tử cung của mẹ trước khi can thiệp.
Lời khuyên cho mẹ bầu tuần thai 40
Chế độ dinh dưỡng
Tuần thai thứ 40 có lẽ nhiều mẹ bầu đã sinh em bé, tuy nhiên mẹ lưu ý rằng ngay cả sau khi sinh thì cơ thể mẹ vẫn cần dinh dưỡng để tạo sữa cho bé - nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ. Vì vậy, việc duy trì một khẩu phần cân bằng với đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cùng với việc tiếp tục thói quen uống sữa bầu trong thời gian cho nuôi con bằng sữa mẹ là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn đầu sau sinh nhé mẹ.
Vận động
Việc vận động vào những ngày cuối thai kỳ dù khá khó khăn, tuy nhiên các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ bầu hãy luôn vận động dù vào những ngày cuối thai kỳ này. Vì việc vận động đem lại lợi ích rất lớn cho quá trình sinh đẻ của mẹ. Do đó mẹ hãy nhớ duy trì nhé.
Vấn đề cần hạn chế
Trong tuần thai cuối cùng này có một số vấn đề mẹ cần hạn chế thực hiện bao gồm:
- Quan hệ tình dục trong thời gian này
- Đi du lịch
- Ngâm mình trong nước lạnh thời gian dài
- Tự sử dụng thuốc ngủ, thuốc giảm đau, không có khuyến cáo từ chuyên gia y tế
- Ăn quá no và quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Với các kiến thức về tuần thai 40 hy vọng mẹ hiểu rõ về tuần thai cuối cùng này và thuận lợi trong việc chào đón thiên thần nhỏ.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/40/
2. https://www.verywellfamily.com/40-weeks-pregnant-4159264
3. https://www.momjunction.com/articles/40th-week-pregnancy_00358258/