Giúp mẹ bầu vượt qua ốm nghén dứt điểm và hiệu quả.

Ốm nghén thai kỳ| specialmum

Có đến 90% mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén khi mang thai. Ốm nghén thường xuất hiện sớm từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Trong giai đoạn ốm nghén mẹ sẽ thấy mệt mỏi, khó khăn bởi tình trạng buồn nôn hoặc nôn nhưng mẹ đừng lo lắng quá bởi đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, ít ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy làm sao để có thể vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách an toàn mạnh khoẻ nhất hãy cùng Special Mum tìm hiểu nhé. 

Tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu 

Ốm nghén là gì? 

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến khi mới mang thai, bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu, đầy hơi, buồn nôn dẫn đến mệt mỏi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ốm nghén không gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, tuy nhiên ốm nghén thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. 

Nguyên nhân ốm nghén ở mẹ bầu?

Nguyên nhân ốm nghén thai kỳ| specialmum

Theo nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ốm nghén khi mang thai đến từ việc nồng độ hormone tăng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Bên cạnh đó việc giảm lượng đường trong máu cũng là một lý do dẫn đến ốm nghén.

Những người thường xuyên bị buồn nôn khi say tàu xe, đau nửa đầu, nhạy cảm với mùi vị thức ăn cũng dễ bị ốm nghén khi mang thai hơn. Ngoài ra có một vài yếu tố khác có thể làm tăng thêm tình trạng ốm nghén như: Sinh đôi hoặc sinh ba, mang thai bé gái, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, thể trạng yếu, tiếp xúc với estrogen…

Ốm nghén ở mỗi người hoặc mỗi lần mang thai có thể không giống nhau. Chính vì vậy mẹ cũng đừng lo lắng quá khi bị ốm nghén nhé.

Triệu chứng ốm nghén thường gặp 

Triệu chứng khi ốm nghén thai kỳ| specialmum

Buồn nôn, nôn, mệt mỏi là triệu chứng thường gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ  thời gian nào trong ngày khi mẹ bầu ốm nghén. Đặc biệt là khi có sự kích thích về mùi vị như mùi thực phẩm, mùi thức ăn…cũng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và buồn nôn. 

Thường xuyên buồn nôn hoặc nôn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị mất nước từ đó dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, sụt cân khi mẹ bầu ốm nghén nặng và diễn ra liên tục trong thời gian dài. 

Thông thường, ốm nghén sẽ giảm dần khi qua tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp tình trạng ốm nghén sẽ kéo dài lâu hơn, có thể đến hết thai kỳ tùy vào thể trạng mỗi người. 

Phương pháp giúp mẹ vượt qua ốm nghén thai kỳ 

Thay đổi chế độ ăn uống 

Trong thời gian ốm nghén mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Vì vậy trong giai đoạn này mẹ bầu cũng nên thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách phù hợp hơn. Thay vì chỉ ăn vào các bữa chính, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và không nên ăn quá no. 

Các loại thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, trứng,táo, chuối, trái cây hoặc những thực phẩm giàu vitamin đều có tác dụng chống nôn hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chú ý hạn chế hoặc không sử dụng các thực phẩm khiến tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn như: đồ chiên rán, đồ ăn cay, rượu, bia, cafe.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi 

chế độ nghỉ ngơi giảm ốm nghén thai kỳ| specialmum

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học hơn thì việc luyện tập thể dục trong giai đoạn ốm nghén cũng sẽ giúp mẹ bầu phần nào cải thiện được vấn đề. Mẹ bầu nên lựa chọn một số bài tập phù hợp như: hít thở, đi bộ, thiền, yoga để cải thiện sức khỏe trong giai đoạn ốm nghén. 

Một tinh thần thoải mái, lạc quan là điều quan trọng đối với mẹ bầu. Thay vì lo lắng, căng thẳng trong giai đoạn ốm nghén, mẹ hãy nghỉ ngơi, thư giãn, làm những công việc yêu thích thay vì lo lắng thái quá.

Sử dụng thuốc kê đơn 

Ốm nghén liên tục khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất nước thì cách tốt nhất mẹ bầu nên làm lúc này là đi khám bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng ốm nghén đang ở mức độ nào và có biện pháp can thiệp kịp thời. Có thể các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp mẹ giảm tình trạng nghén như: 

  • Thuốc kháng histamin; Giúp giảm buồn nôn và say tàu xe 
  • Phenothiazine: Kiểm soát cơn nôn 
  • Metoclopramide: Giúp dạ dày đẩy nhanh thức ăn vào ruột và chống buồn nôn
  • Thuốc kháng axit: Hấp thụ axit dạ dày và giúp ngăn ngừa trào ngược axit 

Mặc dù đây là các loại thuốc được các bác sĩ kê cho mẹ bầu giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu không được tự ý sử dụng các loại thuốc này khi chưa có sự tư vấn hoặc có sự chỉ định từ bác sĩ.

Sử dụng liệu pháp thay thế

Nếu mẹ bầu không muốn sử dụng thuốc để giảm tình trạng ốm nghén của mình thì có thể áp dụng một số biện pháp thay thế khác như: 

  • Bổ sung vitamin tổng hợp 
  • Dùng bánh mì khô, bánh quy khi mới tỉnh giấc, tránh để bụng đói khi di chuyển
  • Sử dụng trà gừng, kẹo gừng 

Để an toàn hơn mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ biện pháp nào giúp giảm tình trạng ốm nghén. 

Câu hỏi thường gặp 

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Với những mẹ bầu ốm nghén chỉ dừng lại ở việc buồn nôn, mệt mỏi thì chỉ cần một chế độ nghỉ ngơi hợp lý là có thể cải thiện được tình trạng này. Riêng đối với những mẹ bầu nôn liên tục, không thể ăn bất cứ thứ gì trong giai đoạn ốm nghén thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Hy vọng với những thông tin Special Mum cung cấp, mẹ bầu sẽ có thêm thông tin hữu ích để vượt qua giai đoạn ốm nghén an toàn và khỏe mạnh. 

Tags : Chăm sóc thai kỳ, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn