HO - HEN PHẾ QUẢN Ở BÀ BẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Có đến 8% phụ nữ  mang thai gặp vấn đề về hen phế quản, đây cũng là bệnh thường gặp trong thai kỳ. Hen phế quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Làm sao để phòng ngừa và điều trị hen phế quản trong thai kỳ. Cùng xem trong bài viết này nhé.

Hen phế quản ở phụ nữ mang thai

Hen phế quản ở phụ nữ mang thai | Special Mum

Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp, phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng hen phế quản do ho lâu ngày không được điều trị dứt điểm. Hen phế quản không phải tình trạng bệnh quá nguy hiểm khi mang thai. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu cơn hen không được kiểm soát, tình trạng khó thở thường xuyên dẫn tới thiếu oxy thai, gây các biến chứng cho thai nhi: Suy thai, đẻ non, thai chậm phát triển. Tăng huyết áp và tiền sản giật có thể gặp ở mẹ.

 

Xem thêm: Sản phẩm giảm ho thảo dược

 

Ho - Hen trong thai kỳ mẹ cần làm gì?

Nếu mẹ là người có tiền sử bị hen trước khi có kế hoạch mang thai nên thông báo rõ tình trạng cho bác sĩ để có những biện pháp hỗ trợ giúp mẹ mang thai an toàn hơn.

Trước khi mang thai ngoài các công tác chuẩn bị như phụ nữ thông thường khác, phụ nữ nên tiêm phòng các bệnh: Sởi, quai bị, Rubella, HPV, tiêm phòng cúm để phòng bệnh trong đó có ho - hen.

Khi mang thai, các cơn hen thường xuất hiện nhiều nhất ở tuần 17-24 chu kì. Thường thì các triệu chứng hen phế quản trở về ổn định như tình trạng ban đầu sau 3 tháng đầu sau sinh. Quá trình mang thai bị ho - hen sẽ không có nghĩa là sẽ làm tình trạng hen nặng lên, diễn biến tùy thể trạng từng mẹ, tình trạng hen phế quản có thể nhẹ đi (thường là cải thiện dần), không xuất hiện cơn hen trong lúc mang thai hoặc ổn định như lúc trước khi có thai (30% thai phụ). Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể nặng hơn ở 1/3 phụ nữ có thai bị hen phế quản thường hay gặp ở tuần 29-36 thai kỳ. Rất ít gặp tình trạng bệnh nặng ở tuần cuối thai kỳ và trong lúc chuyển dạ. 

Giảm hen phế quản ở phụ nữ mang thai | Special Mum

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo với những mẹ bị hen trong thai kỳ vẫn nên nuôi con bằng sữa mẹ, bên cạnh những lợi ích thông thường như dinh dưỡng, miễn dịch và tâm lý cho mẹ và bé, nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ những đợt khò khè của trẻ trong 2 năm đầu. Một số thuốc có thể qua sữa vào cơ thể bé nên bạn cần được tư vấn bác sĩ về các thuốc phù hợp điều trị hen trong giai đoạn này.

Tóm lại, hen phế quản không phải chống chỉ định của mang thai, người mẹ và thai nhi hoàn toàn có thể khỏe mạnh nếu:

  • Có kế hoạch mang thai và thông báo trước với bác sĩ để cùng xác định thời gian mang thai phù hợp tùy thuộc tình trạng bệnh ổn định.
  • Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các nguy cơ trong quá trình mang thai, các biện pháp dự phòng cơn hen, quá trình nuôi con và dinh dưỡng hợp lý.
  • Tuân thủ điều trị, khám thai và hen phế quản định kì, tuyệt đối không bỏ thuốc tránh nguy hiểm không đáng có cho mẹ và thai nhi.
  • Khi triệu chứng nặng lên tại nhà, bên cạnh xử trí cắt cơn, cần đến viện ngay để được theo dõi sát và chăm sóc phù hợp.

Trẻ sinh ra sau này có bị hen phế quản không?

Mặc dù cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến yếu tố bên trong cơ thể và tương tác với môi trường nhưng trẻ sẽ có nguy cơ mắc hen phế quản và các bệnh lý khác (viêm da cơ địa, mày đay,..) cao hơn trẻ khác, đặc biệt nếu có cả bố và mẹ cùng mắc hen phế quản dị ứng.Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Hãy đủ động phòng ho, hen bằng cách tăng cường đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, có chế độ luyện tập hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Đơn nguyên Hô hấp - Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tags : Chăm sóc thai kỳ, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn