Rạn da khi mang thai và cách khắc phục.

Có đến 90% mẹ bầu gặp phải vấn đề rạn da khi mang thai. Rạn da không chỉ gây mất thẩm mỹ cho mẹ mà thậm chí còn gây ra những khó chịu, ngứa, rát nếu mẹ không có những biện pháp phòng ngừa và chăm sóc rạn da từ sớm.

Rạn da khi mang thai do đâu?

Tại sao rạn da khi mang thai? | Special Mum

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ rạn da khi mang thai.

Đa số các mẹ đều cho rằng bị rạn da khi mang thai là do sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi về cân nặng của mẹ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác khiến mẹ bị rạn da trong thai kỳ như:

Rạn da do thay đổi hoocmon: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến mẹ rạn da khi mang thai chính là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ) thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra progesterone và hoocmon estrogen. Chúng kích thích các phần tử tiền hắc tố melatin khiến tăng sắc tố da. Đó là nguyên nhân khiến các vết rạn bắt đầu xuất hiện và có màu sắc khác so với vùng da xung quanh.

Rạn da do cơ địa: Cấu trúc da của mỗi người là khác nhau. Chính vì vậy tình trạng rạn da sớm hay muộn, nặng hay nhẹ cũng tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Mẹ bầu có cấu trúc da bền vững, độ đàn hồi cao sẽ ít bị rạn hoặc tình trạng rạn nhẹ hơn so với mẹ có cấu trúc da yếu.

Rạn da do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn đã từng có người gặpp tình trạng rạn da thì rất có thể bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này. Vậy nên, bạn hãy chủ động phòng ngừa rạn da khi mang thai để không phải quá lo lắng hoặc thấy phiền toái do rạn da thai kỳ gây ra.

Rạn da do tăng cân: Đây là nguyên nhân gây rạn da đa số ai cũng biết. Bởi khi mang thai, mẹ sẽ có thay đổi ít nhiều về cân nặng do sự phát triển của thai nhi. Nếu tăng cân quá nhanh và không kiểm soát sẽ khiến da mất đàn hồi hoặc những mẹ mang thai đôi trọng lương thai nhi lớn hơn sẽ gây tình trạng rạn da.

Rạn ra thường xảy ra vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Rạn da thường xuất hiện vào tháng thứ 6 - 7 của thai kỳ| Special Mum

Rạn da thường xuất hiện vào tháng thứ 6 - 7 của thai kỳ

Như đã đề cập, đa số các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai. Tình trạng rạn da xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào quá trình mang thai của mẹ.

Các vết rạn da thường xuất hiện khi cân nặng của mẹ có sự thay đổi rõ rệt so với cân nặng trước khi mang thai. Vùng da ở bụng, đùi, ngực, mông hoặc bắp chân thường bị ảnh hưởng và xuất hiện vết rạn nhiều hơn các vùng khác. Tuỳ vào cấu trúc da của mỗi người mà vết rạn có màu sắc khác nhau như: rạn trắng hoặc rạn đỏ, thậm chí là màu nâu sậm hoặc đen.

Không có một thời gian cố định nào để xác định thời điểm rạn da bởi cơ địa của mỗi người là khác nhau. Tình trạng rạn da có thể xảy ra từ tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) nhưng cũng có thể xảy ra vào tuần tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ). Theo nghiên cứu và đánh giá từ các chuyên gia thì đa số các mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng rạn da vào tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ và tình trạng vết rạn nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào cách chăm sóc của mẹ.

Chăm sóc và phòng ngừa rạn da cho mẹ bầu

Vấn đề dầu tiên rạn da gây ra đó chính là mất thẩm mỹ. Nếu tình trạng rạn da không được kiểm soát kịp thời sẽ gây tình trạng ngứa, rát do da bị căng. Rạn da cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ khiến mẹ lo lắng, mất tự tin vì những vết rạn.

Vì vậy, ngay từ khi mang thai mẹ nên có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tình trạng rạn da trong thai kỳ. Special Mum sẽ gợi ý cho mẹ một số cách chăm sóc da khi mang thai như sau:

  • Duy trì độ ẩm giúp giảm rạn da: Rạn da xảy ra khi da khô, thiếu nước, độ đàn hồi của da kém. Vì vậy, việc duy trì độ ẩm cho da là rất quan trọng giúp tăng tính đàn hồi hạn chế tối đa tình trạng rạn da. Mẹ nên chú ý chăm sóc, cấp ẩm cho những vùng da dễ bị rạn như: da bụng, ngực, đùi, bắp chân, hông…bằng kem dưỡng ẩm, dầu dừa hoặc các loại tinh dầu lành tính. Đặc biệt, uống đủ nước là cách cung cấp và duy trì độ ẩm tốt nhất cho ra, mẹ hãy uống 1,5 – 2l nước mỗi ngày để không chỉ cấp ẩm cho da mà còn giúp cơ thể khoẻ mạnh mỗi ngày
  • Massage giúp giảm rạn da: Ngay từ những ngày đầu mang thai mẹ nên duy trì thói quen massage nhẹ ngàng để da có độ đàn hồi tốt và giúp các mạch máu lưu thông, giảm tình trạng rạn da. Tuy  nhiên, mẹ cũng nên chú ý không massage quá mạnh hoặc quá lâu gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bổ sung thực phẩm đa dạng: Nếu tình trạng rạn da diễn ra sớm trong thai kỳ hoặc mẹ đã từng bị rạn da trong những lần mang thai trước hoặc rạn da do yếu tố di truyền thì mẹ nên chủ động bổ sung thực phẩm có chứa các chất chống oxy hoá để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da của mình. Rất nhiều loại thực cung cấp vitamin A, E, D và tốt cho làn da của mẹ như: việt quất, dâu tây, cải bó xôi, ớt chuông, cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, các loại hạt, các sản phẩm từ sữa…
  • Kem bôi phòng ngừa rạn da: Đây là một trong những biện pháp được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng và cũng đem lại hiệu quả tương đối trong việc phòng ngừa và giảm rạn da khi mang thai. Mẹ nên ưu tiên những loại kem chống rạn da có chiết xuất từ thành phần tự nhiên, an toàn cho mẹ và thai nhi.

Kem bôi chăm sóc và ngừa rạn da - Nhập khẩu Pháp

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm Special Mum Anti Stretch Marks Cream. Với thành phần từ cây cỏ tự nhiên như: dầu hạnh nhân, dầu hạt hướng dương, bơ hạt mỡ, dầu quả bơ, chiết xuất lô hội sẽ giúp:

  •  Làm mờ các nếp nhăn trên da.
  •  Hạn chế rạn da.
  •  Hỗ trợ tăng độ đàn hồi cho da.
  •  Giữ ẩm và dưỡng da.

Đặc biệt, sản phẩm Special Mum Anti Stretch Marks Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và được đánh giá cao trong việc phòng ngừa, giảm rạn da cho mẹ bầu.

Hy vọng với thông tin Special Mum cung cấp trong bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu thêm về tình trạng rạn da. Từ đó, có cách phòng ngừa để bảo vệ làn da trong thai kỳ và có một thai kỳ hạnh phúc.

Xem thêm: Bổ sung DHA cho mẹ bầu 

Tags : 40 tuần thai, rạn da, rạn da thai kỳ
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn