CÙNG MẸ VƯỢT QUA TRẦM CẢM SAU SINH.

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề khá phổ biến, theo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh hiện nay chiếm khoảng 15% trong những tháng đầu và 25% trong vòng 1 năm sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể chuyển biến thành bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Special Mum sẽ giúp mẹ nhận biết dấu hiệu trầm cảm sau sinh sớm để có những biện pháp can thiệp kịp thời ngay trong bài viết này.

Dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị trầm cảm sau sinh

special mum dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Mặc dù trầm cảm sau sinh đang là vấn đề đáng được quan tâm nhưng rất nhiều mẹ vẫn chưa nhận thức rõ được vấn đề mình đang gặp phải. Chỉ khi có những biểu hiện rõ ràng như tự làm lại bản thân thì lúc lúc này trầm cảm đã chuyển sang giai đoạn bệnh lý.

Chính vì vậy không chỉ mẹ sau sinh mà người thân cũng nên hiểu rõ dấu hiệu của trầm cảm sau sinh để nhận biết và phòng tránh những ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn. Trầm cảm sau sinh thường có các biểu hiện tùy theo từng giai đoạn khác nhau như:

Lo lắng, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

special mum mệt mỏi do trầm cảm

Sau sinh, bên cạnh việc mệt mỏi, đau nhức do cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục khiến mẹ lo lắng là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sẽ có đôi lúc mẹ rơi vào trạng thái vô vọng, đau khổ thái quá hoặc có thể bật khóc không lý do. Mẹ thường xuyên cảm thấy trống rỗng vì không được quan tâm, có cảm giác bị bỏ rơi…Nếu trạng thái này kéo dài quá 1 tuần sau sinh thì đây chính là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

Hốt hoảng và căng thẳng

Hoang mang, hốt hoảng ngay cả khi nghe thấy tiếng khóc của con trong thời gian dài cũng là biểu hiện của trầm cảm. Thậm chí chỉ cần nghe tiếng con khóc mà mẹ cũng cảm thấy căng thẳng, áp lực vô cùng. Lúc này bản thân mẹ nên chia sẻ vấn đề với người thân trong gia đình để nhận được sự giúp đỡ trong việc chăm sóc con, hạn chế những điều làm cho mẹ thây hốt hoảng xảy ra.

Mất tập trung

Trí nhớ giảm sút sau sinh là một hiện trạng thường gặp ở các mẹ sau sinh. Có đôi khi mẹ không nhớ ra việc mình định làm hoặc một món đồ vật đang cần đến. Tuy nhiên điều này khác với việc mất tập trung khi bị trầm cảm, bởi lúc này mẹ sẽ khó để tập trung làm việc gì đó không sắp xếp được suy nghĩ, định hướng cho công việc dù là nhỏ nhất. Từ đó mọi thứ dễ bị đảo lộn và mẹ cảm thấy bản thân tồi tệ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực.

Mất ngủ

special mum mất ngủ do trầm cảm

Thường các mẹ bỉm sau sinh rất thèm có một giấc ngủ ngon và ngủ rất sâu giấc khi đã dành hầu hết thời gian để chăm sóc em bé. Nhưng với những mẹ đang gặp phải vấn đề trầm cảm lại rất khó đi vào giấc ngủ mặc dù cơ thể mệt mỏi cần được nghỉ ngơi.

  • Đó là những dấu hiệu cơ bản nhất để mẹ cũng như người thân biết được mẹ sau sinh có đang bị trầm cảm hay không. Ngoài ra trầm cảm ở mức độ nặng hơn cũng có biểu hiện cụ thể như:
  • Dễ cáu giận vô cớ
  • Luôn cảm thấy bị tổn thương
  • Luôn lo lắng rằng mình không phải là một người mẹ tố
  • Không có hứng thú với em bé hoặc cảm thấy em bé dường như không phải là con của mình
  • Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé
  • Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử

Nguyên nhân khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh

Với những người chưa từng mắc hoặc tìm hiểu về trầm cảm sau sinh thường có suy nghĩ rằng “Sinh con và chăm sóc con thôi thì làm sao mà trầm cảm được”. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh như:

  • Theo nghiên cứu, phụ nữ trước hoặc khi mang thai đã từng bị trầm cảm thì khả năng bị trầm cảm sau sinh rất cao
  • Phụ nữ sau sinh nồng độ hormone thay đổi và giảm mạnh, điều này có thể dẫn đến trầm cảm
  • Những cơn đau sau sinh cũng khiến cảm xúc của thay đổi thất thường, nóng giận, cáu gắt với bản thân, với con, với mọi người xung quanh lâu dần sẽ thành trầm cảm.
  • Môi trường sống, điều kiện tài chính, thiếu người chăm sóc, áp lực từ việc chăm con…cũng là những nguyên nhân làm tăng cảm xúc tiêu cực cho mẹ sau sinh và dễ dẫn đến trầm cảm.

Trầm cảm ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

special mumảnh hưởng của trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh dù là ở mức độ nặng hay nhẹ thì cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của trẻ.

Ảnh hưởng đối với mẹ

Trầm cảm sau sinh khiến mẹ không đủ năng lượng để hoạt động cũng như chăm sóc con. Trầm cảm lâu ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của mẹ, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt hơn là trầm cảm sau sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như nguồn sữa của mẹ dành cho con trong những năm tháng đầu đời. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh dù được can thiệp kịp thời và có cải thiện tình trạng nhưng nếu không có một lối sống tốt hơn sẽ rất dễ lặp lại tình trạng đó một lần nữa.

Ảnh hưởng đến với con

Bên cạnh việc chậm phát triển về thể chất do mẹ không chú tâm chăm sóc thì những em bé có mẹ bị trầm cảm sẽ chậm phát triển về ngôn ngữ hơn những đứa trẻ bình thường. Thậm chí khi lớn lên chúng dễ bị kích động hoặc có những hành vi, cảm xúc tiêu cực và trẻ sẽ khó thích nghi với môi trường mới.

Cùng mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh

special mum phụ nữ cần sự quan tâm

Để phòng ngừa hay điều trị trầm cảm sau sinh vai trò của những người thân trong gia đình cũng như chính bản thân người mẹ là vô cùng quan trọng.

Vai trò của người thân

Sự quan tâm, động viên của người thân trong gia đình là điều vô cùng quan trọng với mẹ sau sinh đặc biệt là sự quan tâm của người chồng. Việc người thân hoặc chồng chia sẻ, chăm sóc mẹ cũng như chăm sóc em bé khiến mẹ có giảm giác được quan tâm và thấy mình quan trọng trong gia đình cũng giảm thiểu tình trạng giảm trầm cảm.

Trong thời gian kiêng cữ người phụ nữ chưa thể tự nấu ăn nên việc người thân chủ động nấu những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe cũng như tinh thần.

Vai trò của người mẹ

Tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người sẽ không có ý nghĩa gì nếu như bản thân người mẹ không cố gắng. Mẹ nên hiểu rõ giá trị bản thân, luôn tin tưởng vào chính bản thân mình và thay đổi lối sống để không rơi vào trạng thái trầm cảm.

Cởi mở hơn với mọi người xung quanh và yêu cầu sự trợ giúp khi cần thiết. Khi có người trông con giúp mẹ có thể nghỉ ngơi, thư giãn hoặc làm việc mình yêu thích để giảm bớt sự căng thẳng

Sự giúp đỡ từ chuyên gia

Trước hoặc sau khi sinh mẹ đều có thể gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn cụ thể hơn những biện pháp phòng tránh trầm cảm sau sinh. Với chuyên môn của mình các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng mức độ nặng nhẹ khác nhau bằng cách điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc giúp mẹ nhanh chóng cải thiện vấn đề.

Mẹ đã trải qua thai kỳ trọn vẹn để sinh ra một thiên thần cho riêng mình. Vì vậy đừng để trầm cảm sau sinh hay bất cứ vấn đề nào khác cản trở những giây phút hạnh phúc bên con yêu mẹ nhé. Special Mum tin rằng với bản lĩnh của một người mẹ, mẹ sẽ vượt qua tất cả những khó khăn thử thách để giúp con có một tương lai tươi sáng hơn. 

 

 
Tags : Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn