PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM THAI KỲ VÀ SAU SINH NHỜ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẦY ĐỦ

Trầm cảm thai kỳ và trầm cảm sau sinh là một bệnh lý liên quan đến sức khỏe tinh thần của người mẹ. Hiện nay, có không ít mẹ rơi vào trạng thái trầm cảm thai kỳ hoặc trầm cảm sau sinh và đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm, thiếu hụt dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân đó bởi khi thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của não bộ và hệ thống thần kinh của mẹ. Vậy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có giảm được tình trạng trầm cảm sau sinh hay không? Cùng Special Mum tìm hiểu nhé

Vì sao phụ nữ mang thai và sau sinh lại bị trầm cảm?

vì sao trầm cảm thai kỳ và sau sinh | Specialmum

Áp lực kinh tế, gia đình, xã hội...có thể gây trầm cảm thai kỳ và sau sinh

Theo nghiên cứu có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Thay đổi hóc môn trong quá trình mang thai khiến tâm trạng mẹ không ổn định, luôn cảm thấy phiền muộn khó chịu, vui, buồn thất thường chính là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm thai kỳ

Trong quá trình mang thai mẹ có thể chịu áp lực từ những mối quan hệ xã hội, gia đình, kinh tế….cũng có thể gây trầm cảm thai kỳ và sau sinh

Thiếu hụt  dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ gặp phải tình trạng trầm cảm thai kỳ và sau sinh.

 

Xem thêm: Vượt qua trầm cảm sau sinh

 

Dấu hiệu trầm cảm thai kỳ và sau sinh

Theo thống kê tỷ lệ phụ nữ mang thai và cho con bú bị trầm cảm ngày càng cao, chiếm khoảng 20% dân số chung trên thể giới. Tuy nhiên, trầm cảm thai kỳ và sau sinh ở phụ nữ vẫn chưa nhận được sự quan tâm bởi chỉ có khoảng 1/3 bệnh nhân trầm cảm được điều trị. Vì các triệu chứng của trầm cảm nhẹ thường không rõ hoặc không có nhiều khác biệt so với cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ và sau sinh sẽ có những biểu hiện sau:

Thay đổi về cảm xúc

Trầm cảm thai kỳ | special mum

Trầm cảm khiến mẹ dễ cáu gắt, mệt mỏi

Trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là đầu thai kỳ và sau sinh, hầu hết phụ nữ đều có sự thay đổi về cảm xúc: lo lắng, buồn, trống rỗng, cảm thấy bản thân vô dụng, cảm thấy bị bỏ rơi không được quan tâm, thiếu tập trung, thiếu tự tin, mất kiểm soát hành vi…đều là những biểu hiện đầu tiên của tình trạng trầm cảm thai kỳ và sau sinh.

Thay đổi trong cơ thể  lối sống

Nhiều mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, da khô, khó ngủ, chán ăn, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống…trong giai đoạn đầu thai kỳ và sau sinh bởi mẹ đang trong trạng thái lo lắng thái quá hoặc tình trạng ốm nghén, mất ngủ thường xuyên gây ra.

Hậu quả của trầm cảm thai kỳ và sau sinh

Trầm cảm là một trong những bệnh lý phổ biến của thai kỳ. Trầm cảm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đối với sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi và em bé sau sinh

Đối với người mẹ, trầm cảm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, tăng tỷ lệ mắc các bệnh khác

Đối với những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm trong quá trình mang thai hoặc sau sinh sẽ khiến trẻ đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí nào, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Trầm cảm thai kỳ và sau sinh thường chỉ được phát hiện khi các triệu chứng trở nên rõ ràng, đã có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của mẹ bầu và mẹ sau sinh. Điều trị trầm cảm cần rất nhiều thời gian để có thể cải thiện. Vì vậy, mẹ bầu và mẹ sau sinh có thể phòng ngừa trầm cảm bằng chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là đối với những mẹ bầu thiếu hụt dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa trầm cảm

Bổ sung vitamin phòng trầm cảm | special mum

Dinh dưỡng đầy đủ có thể phòng ngừa trầm cảm thai kỳ và sau sinh

Chế độ dinh dưỡng, đặt biệt là các vi chất như folate, vitamin D, Fe, Se, Zn, chất béo và axit béo không no chuỗi dài Omega 3 (DHA, EPA) có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh. Hệ thần kinh không đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và là nguyên nhân khiến phụ nữ trầm cảm.  Bổ sung dinh dưỡng Đúng – Đủ có thể cân nhắc là giải pháp đầu tiên cho việc điều trị trầm cảm mức độ nhẹ và là biện pháp bổ trợ điều trị trong trầm cảm mức độ nặng hơn.

 Dinh dưỡng đầy đủ không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đúng chuẩn mà còn đảm bảo cho mẹ có sức khỏe tốt nhất cả về thể lực lẫn tinh thần để vượt qua giai đoạn khó khăn và nhạy cảm này.

Cùng tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với hệ thần kinh của phụ nữ mang thai và cho con bú

Dinh dưỡng

Cơ chế hoạt động

Tác động khi thiếu hụt

Acid béo chưa no omega-3 (DHA, EPA)

Là thành phần chính cấu tạo màng tế bào; là chất nền cho các chất trung gian có nguồn gốc từ lipid đối với sự tương tác giữa tế bào –tế bào và truyền tín hiệu thần kinh

Suy giảm khả năng nhìn, nghe và chức năng khứu giác. Suy giảm đổi mới màng tế bào do đó thúc đẩy lão hóa não, được coi là liên quan tới thay đổi tâm trạng, trầm ảm, sa sut trí tuệ

B1

Thúc đẩy sử dụng glucose để tạo năng lượng

Thay đổi về thần kinh như bối rối, giảm trí nhớ ngắn hạn, thờ ơ, cáu kỉnh

B6

Sinh tổng hợp các chất trung gian hóa học, thay đổi thụ thể n-methyl-∂-aspartate ở thần kinh trung ương

Cáu kỉnh, trầm cảm, suy nhược

B 12

Cùng với folat chuyển homocysteine thành methionine – thành phần thiết yếu cho sinh tổng hợp nucleotid

Các rối loạn thần kinh, thay đổi huyết học, giảm trí nhớ; đau; cảm giác bất thường ở các chi

Acid folic

Chuyển hóa methionine- homocystein

Khuyết tật ống thần kinh, thiếu máu hồng cầu to cùng với các xáo trộn về tâm trạng

Vitamin D

Bảo vệ vùng hải mã/ TKTW; kiểm soát vận chuyển glucose tới não bộ

Có thể liên quan tới các hậu quả về tâm thần kinh ở người lớn

Iode

t/p chính của hormone tuyến giáp , a/h tới ựu biểu đạt gen của hormone và yếu tố tăng trưởng khác

Giảm IQ, đần độn, chậm phát triển tâm thần ở trẻ sinh bởi mẹ thiếu hụt iod khi mang thai; trầm cảm liên quan tới nhược giáp.

Sắt

Chuyển hóa myelin và lipid, thay đổi dẫn truyền thần kinh, sản xuất năng lượng và sinh tổng hợp DNA

Giảm trí nhớ và khả năng học; các bất thường về hành vi; suy giảm tâm trạng và nhận thức

Selen

Chống oxy hóa; cần thiết cho sinh tổng hợp và chuyển hóa hormone tuyến giáp

Tâm trạng xấu hơn

Kẽm

Sinh tổng hợp DNA, protein

Suy giảm khả năng học và đáp ứng với kích thích; giảm hoạt động và khả năng chú ý; suy giảm tích lũy acid béo chưa no chuỗi dài trong cơ thể

 

Ngoài những vitamin cần bổ sung cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai và sau sinh cũng nên bổ sung thêm các vi chất khác nhằm đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi.

Tóm lại, trầm cảm thai kỳ và sau sinh không còn là vấn đề xa lạ, mẹ bầu nên tự chủ động phòng ngừa và cải thiện tình trạng trầm cảm nếu như có gặp phải. Hoặc hãy đến cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn từ chuyên gia.

Mọi thông tin liên quan đến sức khỏe thai kỳ cần được giải đáp vui lòng liên hệ Hotline 0842925915 để được tư vấn. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

 

Tags : Chăm sóc thai kỳ, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn