MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA CÚM MÙA?

Cúm mùa do virus cúm gây ra, xảy ra hàng năm, chủ yếu vào mùa đông xuân, khi có sự thay đổi thời tiết. Cúm mùa có thế lây lan rất nhanh thông qua giọt bắn khi tiếp xúc gần với người bệnh. Bà bầu là một trong những đối tượng dễ bị nhiễm cúm mùa bởi hệ miễn dịch trong thời điểm mang bầu thường yếu hơn bình thường. Làm sao để phòng tránh cúm mùa cho mẹ bầu? Hãy cùng Special Mum tìm hiểu nhé!

Cúm mùa là bệnh gì?

Theo thống kê từ tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 – 10% người lớn và 20 – 30% trẻ em nhiễm cúm mùa. Bệnh cúm mùa ở Việt Nam cũng ghi nhận có khoảng 1 – 1,8 triệu ca hàng năm.

Cúm mùa thường tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cúm mùa sẽ bị biến chứng thành: viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não…đặc biệt là trẻ em, người già và phụ nữ mang thai. 

Cúm mùa có 4 chủng A,B,C,D và chủng thường gặp nhiều nhất là cúm A và cúm B. Có khoảng 75% người mắc cúm A.

Khi bị cúm mùa, các triệu chứng sẽ xuất hiện và khỏi sau khoảng 1 tuần nhưng cũng có trường hợp mắc cúm mùa kéo dài ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của mẹ bầu. Cúm mùa sẽ có các giai đoạn như: 

  • Giai đoạn khởi phát: kéo dài từ ngày 1 đến ngày 3

Trong giai đoạn này mẹ sẽ có những triệu chứng của cúm như: Chứng cúm mùa như sốt, nhức đầu, ho khan, đau họng, đau mỏi cơ, nghẹt mũi.

các giai đoạn cúm mùa | Special mum

Mỗi giai đoạn cúm có triệu chứng và dấu hiệu khác nhau

  • Giai đoạn toàn phát: kéo dài từ ngày thứ 4 

Thời điểm này mẹ sẽ giảm các triệu chứng sốt và nhức cơ, có thể có triệu chứng tức ngực, ho, khô và đau họng. Có thể xuất hiện thêm cảm giác cơ thể mệt mỏi hoặc đầy hơi.

  • Giai đoạn phục hồi: từ ngày thứ 8 trở đi

Giảm dần các triệu chứng, cảm giác mệt mỏi và cơn ho sẽ kéo dài thêm 1 – 2 tuần khiến mẹ mệt mỏi. 

 

Xem thêm: Viên ngậm ho thảo dược an toàn cho mẹ bầu

 

Nguyên nhân cúm mùa do đâu?

Cúm mùa thường tấn công qua hệ hô hấp bao gồm mũi, cổ họng, phổi của người bệnh sẽ bị virus cúm tấn công. Đặc biệt, trong thời điểm thời tiết trở lạnh, cúm mùa rất dễ bùng phát và trở thành đại dịch.

Bệnh cúm mùa có thể xảy ra đối với bất cứ ai nhưng những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu là người dễ mắc bệnh nhất như:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc cúm mùa nhất. Bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện hoặc chưa được tiêm vacxin phòng cúm. Đặc biệt trẻ có bệnh lý nền như suyễn, tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, gan – thận…

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi như nội tiết tố, hệ miễn dịch yếu dẫn tới sức đề kháng suy giảm. Chính điều này khiến cơ thể phụ nữ mang thai nhạy cảm hơn nên dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công.

Tương tự, sản phụ sau sinh bị suy giảm sức khỏe nhiều cũng khiến virus cúm mùa tấn công dễ dàng hơn.

  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi), người có bệnh nền mãn tính

Đối tượng người cao tuổi, người đang có bệnh nền mãn tính như tiểu đường, suy thận, suy gan, tim phổi, suy giảm miễn dịch… sẽ dễ nhiễm bệnh cúm mùa hơn.

Phụ nữ mang thai mắc cúm mùa có nguy hiểm không?

Mọi người dễ bị nhầm lẫn cúm mùa và cảm thông thường vì dấu hiệu tương tự nhau nên chủ quan, xem nhẹ việc điều trị mà không biết rằng biến chứng bệnh cúm mùa khá nguy hiểm như gây viêm phổi, suy hô hấp… Các bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu… cũng có khởi nguồn từ việc không điều trị kịp thời cúm mùa.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ có thai bị cúm mùa sẽ rất nguy hiểm vì giai đoạn này thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận của cơ thể, thai nhi có nguy cơ bị dị tật, sảy thai hoặc thai lưu nếu mẹ nhiễm cúm mùa.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ bị nhiễm cúm mùa không được điều trị kịp thời cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi, thậm chí sẽ có nguy cơ sinh non.

Phòng ngừa bệnh cúm mùa cho mẹ bầu

hòng ngừa  cúm mùa | Special mum

Tiên phòng là cách phòng cúm hiệu quả

Trong quá trình mang thai mẹ cần chủ động nâng cao sức khoẻ để phòng ngừa cúm mùa một cách hiệu quả nhất bằng những phương pháp tại nhà như:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, khi hắt hơi, ho cần che miệng và sau khi hắt hơi, ho cần rửa tay sạch với xà phòng sát khuẩn. Đồng thời dùng nước muối để vệ sinh mũi, họng đều đặn.

  • Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, nhất là mùa đông xuân.
  • Có chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh kết hợp với thể dục thể thao .
  • Nếu không thực sự cần thiết, hãy hạn chế tiếp xúc với người bị cúm mùa
  • Chỉ mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi thấy triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, mệt mỏi, đau đầu trầm trọng hơn.
  • Tiêm vắc – xin ngừa cúm mùa hàng năm, nhất là đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn

Khi mùa đông đến, bệnh cúm mùa sẽ tấn công và lây lan rất nhanh mẹ hãy chủ động bảo vệ sức khỏe để đảm bảo luôn có thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Khi có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến sức khoẻ thai kỳ mẹ hãy liên hệ ngay Hotline 0842925915 để nhận giải đáp từ chuyên gia của nhãn hàng. 

Tags : Chăm sóc thai kỳ, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn