Ho là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Ho trong thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Mẹ bầu ho có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không? Cùng Special Mum tìm hiểu nhé!
Mẹ bầu ho trong thai kỳ vì sao?
Ho trong thai kỳ là vấn đề thường gặp ở mẹ bầu
Không ít mẹ bầu phải than phiền về tình trạng ho trong thai kỳ. Mặc dù đã cố gắng chăm sóc sức khỏe thật tốt nhưng nhiều mẹ vẫn không hiểu được tại sao lại bị ho khi mang thai.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho trong đó sức đề kháng suy giảm cùng với sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể chính là điều kiện cho các virus xâm nhập và gây bệnh bao gồm cả các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Trong thai kỳ cơ thể của người mẹ rất nhạy cảm, mẹ có thể không kịp thích nghi với thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là giai đoạn thời tiết thay đổi trong mùa thu đông khiến mẹ dễ nhiễm lạnh và gây ho
Bên cạnh đó, mang thai khiến kích thước tử cung của mẹ lớn dần do sự phát triển của thai nhi, lúc này sẽ gây áp lực lên ổ bụng gây ra tình trạng trào ngược dạ dày và gây ho trong thai kỳ.
Xem thêm: Top viên ngậm ho an toàn - hiệu quả cho mẹ bầu
Một số bệnh lý mẹ bầu thường gặp khi bị ho trong thai kỳ.
Một số bệnh lý có thể gặp phải khi mẹ bầu ho lâu ngày
Tình trạng ho ở mẹ bầu có thể diễn ra trong vài ngày hoặc kéo dài trong vài tháng. Nếu ho quá lâu mẹ bầu sẽ gặp phải một số vấn đề như:
Viêm đường hô hấp (viêm họng,viêm phế quản, viêm phổi…) tình trạng ho dẫn đến viêm thường do vi khuẩn gây ra khiến mẹ ho liên tục và thường sẽ kèm theo sốt, ho có đờm đục. Với những mẹ ho do viêm cần phải điều trị bằng kháng sinh theo ý kiến của bác sĩ
Ho nhiều đờm, sổ mũi, đau đầu, có thể sốt nhẹ là những biểu hiện do nhiễm virus. Để giảm tình trạng ho, sổ mũi do virus gây ra mẹ bầu chú ý đến chế độ dinh, dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tăng đề kháng cho cơ thể.
Ho do dị ứng, do kích thích tại vùng hầu họng khiến ngứa họng và gây ho. Mẹ bầu trong trường hợp này cần tránh những yếu tố kích thích như mùi lạ, khói bụi, lông thú cưng,...
Mẹ bầu ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Thai nhi chậm phát triển nếu mẹ bầu ho thường xuyên
Ho trong thai kỳ không chỉ gây phiền toái cho mẹ bầu mà sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như:
Ho liên tục sẽ dẫn đến co thắt vùng ngực khiến mẹ mệt mỏi , chán ăn, ho nhiều về đêm sẽ làm mẹ mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Lâu ngày cơ thể mẹ sẽ bị suy nhược không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi dẫn đến tình trạng thai chậm phát triển.
Với những mẹ bầu ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ nếu tình trạng ho kéo dài và ho mạnh sẽ tác động gây kích thích dẫn đến cơn gò tử cung dẫn đến động thai, sảy thai, thậm chí là sinh non đối với thai ở tháng những tháng cuối.
Ho có thể là một dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai nhi không được cung cấp đủ oxy, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.
Mẹ bầu ho cần lưu ý điều gì?
Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý giúp giảm ho cho mẹ bầu
Chăm sóc sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng là những điều mẹ bầu cần ưu tiên để tăng cường sức khỏe, phòng tránh và hạn chế tình trạng ho trong thai kỳ.
Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, các thực phẩm nâng cao đề kháng như gừng, hành, tỏi, sả, nghệ. Tăng cường uống nước, ăn các loại hoa quả như cam, quýt, quất, nho,... Tránh thực phẩm để lạnh, thực phẩm chiên rán,...
Bên cạnh đó mẹ cũng nên ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục, hạn chế đến nơi đông người, vệ sinh đường hô hấp thường xuyên, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh trong giai đoạn giao mùa và mùa đông. Đặc biệt, mẹ không nên tự ý dùng thuốc trong bất cứ trường hợp ho nào, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Hãy chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc mẹ nhé!
Nếu cần tư vấn thông tin liên quan đến sức khỏe thai kỳ hoặc tìm hiểu về sản phẩm chăm sóc sức khỏe thai kỳ của Special Mum – Hãy liên hệ Hotline 0842925915.