Ho là một trong những triệu chứng mẹ bầu thường gặp phải trong thai kỳ. Có rất nhiều loại ho mẹ bầu có thể gặp phải như: ho khan, ho gió, ho có đờm…Mẹ bầu ho đờm trong thai kỳ là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ đang gặp vấn đề. Phải làm sao để giảm tình trạng ho bầu trong thai kỳ? Hãy cùng Special Mum tìm hiểu mẹ nhé!
Ho có đờm trong thai kỳ do đâu?
Rất nhiều mẹ bầu gặp tình trạng ho đờm trong thai kỳ
Ho khan hay ho có đờm đều là một phản ứng của cơ thể giúp tống đẩy dị nguyên ra ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng ho diễn ra trong thai kỳ của mẹ. Trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:
Do cảm lạnh hoặc cảm cúm: Khi mang thai sức đề kháng của mẹ sẽ bị suy giảm, vì vậy dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây cảm cúm, cảm lạnh. Đặc biệt, các mẹ có tiền sử gặp các vấn đề về viêm xoang, viêm mũi dị ứng sẽ thường xuyên bị sổ mũi, nghẹt mũi và dịch nhầy tại vùng mũi, họng tiết ra nhiều hơn trong thời gian bà bầu bị cảm lạnh hay cúm. Khi dịch mũi nhiều chảy xuống họng sẽ gây kích ứng vùng hầu họng và gây ho đờm trong thai kỳ.
Do thay đổi nội tiết tố: Estrogen được tiết ra trong suốt thai kỳ sẽ kích thích sản xuất chất nhầy nhiều hơn và khiến cho dịch nhầy trở nên rất đặc hoặc rất loãng. Có thể nói đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bị tích tụ nhiều đờm ở vùng mũi, họng, rất ngứa cổ và có cảm giác muốn ho không ngừng.
Xem thêm: Mật ong phòng cảm lạnh và giảm ho
Mẹ phải làm sao khi ho đờm trong thai kỳ?
Giảm ho, tiêu đờm từ các nguyên liệu tự nhiên lành tính hay thảo dược luôn là lựa chọn được nhiều mẹ bầu ưu tiên bởi sự an toàn trong thai kỳ là trên hết. Rất nhiều mẹ bầu bị ho đờm trong thai kỳ đã áp dụng một số cách sau để giúp long đờm, giảm ho hiệu quả.
Dùng mật ong: Trị ho với mật ong từ lâu đã là phương pháp hiệu quả an toàn với cả mẹ bầu. Mật ong có tính sát trùng nhẹ, khi pha nước ấm hoặc kết hợp ngâm chanh đào sẽ giúp mẹ trị ho, viêm họng, cải thiện tình trạng ho có đờm trong thời gian ngắn.
Ho đờm kéo dài khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược
Dùng dầu khuynh diệp: Sử dụng dầu khuynh diệp nhỏ vào nước tắm hay thoa một chút vào lòng bàn chân trước khi ngủ để kích thích các huyệt đạo là cách giảm tình trạng ho có đờm mẹ nên thử.
Sử dụng tỏi ngâm mật ong: Cả mật ong và tỏi đều chứa nhiều chất oxy hóa, tỏi còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Khi ngâm tỏi vào mật ong và uống hàng ngày, mẹ sẽ thấy các cơn ho dần biến mất mà không cần tác động nhiều.
Uống nhiều nước ấm: Bà bầu bị ho có đờm nên uống thật nhiều nước để làm loãng đờm nhanh chóng. Nước ấm sẽ giúp loãng đờm, tiêu đờm cho mẹ bầu hiệu quả. Ngoài ra mẹ cũng có thể uống các loại nước ép, nước gừng vừa giúp tiêu đờm vừa tăng đề kháng.
Mẹ nên tự chữa ho tại nhà hay nên tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa?
Có thể nói ho là một trong những phản xạ cơ bản và "dễ bị chủ quan" của cơ thể. Ở những giai đoạn nhẹ chỉ ho một vài tiếng mẹ sẽ cảm thấy đây là phản ứng bình thường, không cần quá trầm trọng hóa. Tuy nhiên, khi cơn ho trở nên dai dẳng, kéo dài nhiều tuần hoặc ho liên tục về đêm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lúc đó mẹ mới bắt đầu "giật mình" và để tâm đến hơn.
Chính vì vậy, ngay từ khi có các dấu hiệu chớm ho mẹ hãy áp dụng ngay các liệu pháp trị ho từ tự nhiên đã kể trên, kết hợp với súc miệng nước muối ấm, hạn chế đồ ăn đồ uống mang tính kích thích như đồ cay nóng, đồ uống có ga....
Trong trường hợp cơn ho của mẹ kéo dài lâu ngày, dù mẹ đã áp dụng các biện pháp giảm ho dân gian nhưng vẫn không cải thiện. Mỗi đợt ho có thể khiến mẹ ho đến tím tái mặt mày, gây tức ngực, khó thở hoặc dẫn đến các cơn gò nhẹ... Đó chính là những dấu hiệu mẹ cần nhận được sự tham vấn cụ thể từ các bác sĩ, không chỉ giúp kiểm soát cơn ho mà còn khắc phục được chính xác nguyên nhân ho đến từ đâu.
Mẹ cần lưu ý, dù là cơn ho nhẹ hay các cơn ho nặng cần sự tư vấn của bác sĩ, mẹ đều nên tạo thói quen sinh hoạt điều độ và lành mạnh, ngủ nghỉ đầy đủ, tránh đi tới những nơi đông người để đề phòng bị lây cúm, tiêm phòng trước thai kì đầy đủ… Tất cả những điều này sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh đường hô hấp gây ho, ho có đờm cũng như bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng.
Bên cạnh đó, nếu mẹ đang phải uống thuốc khác hoặc công việc bận rộn khiến mẹ chưa thể đi khám ngay, mẹ có thể tham khảo viên ngậm ho từ keo ong, mật ong, không chứa kháng sinh như Vitaprolis Lozenges-giúp hỗ trợ giảm ho, giảm đau rát họng!
Đừng để các cơn ho, ho có đờm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Hãy chủ động phòng ngừa ho để có một thai kỳ thật khoẻ mạnh và hạnh phúc mẹ nhé!