Mẹ bầu bị chuột rút trong quá trình mang thai là một hiện tượng sinh lý bình thường. Cũng giống như ốm nghén hay đau lưng, chuột rút khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi bị chuột rút mẹ bầu sẽ phải trải qua những cơn đau nhức gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Chuột rút có thể xảy ra bất cứ thời gian nào trong ngày nhưng sẽ liên tục và nặng hơn vào ban đêm khi mẹ bầu bắt đầu chìm vào giấc ngủ và thường xảy ra ở chân, đùi hoặc cơ bụng do các cơn co thắt đột ngột khiến mẹ bầu không thể cử động và đau nhức. Mẹ bầu hầu như sẽ phải “làm bạn” với tình trạng chuột rút từ tháng thứ 3 của thai kỳ và tình trạng liên tục diễn ra khi thai nhi lớn dần. Để giảm tình trạng chuột rút khi mang thai, mẹ bầu hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được những “bí kíp” cho riêng mình nhé.
Tại sao mẹ bầu lại bị chuột rút khi mang thai?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, tình trạng chuột rút khi mang thai có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản như:
Thiếu dinh dưỡng:
Dinh dưỡng khi mang thai là điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu. Khi mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ một số dinh dưỡng thiết yếu cũng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai.
- Thiếu hụt canxi: Trong những tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể ngày càng tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu lượng canxi không được đáp ứng đầy đủ thì cơ thể mẹ sẽ cung cấp canxi cho thai nhi, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và dễ bị chuột rút.
- Thiếu khoáng chất: Kali và Magie cũng là những khoáng chất cần thiết mẹ bầu cần bổ sung trong giai đoạn mang thai, thiếu hụt hai chất này rất dễ bị chuột rút khi mang thai.
Cân nặng của thai nhi
Trong những tháng đầu thai kỳ mẹ bầu sẽ ít bị chuột rút hơn so với những tháng cuối thai kỳ. Bởi thai nhi càng phát triển, trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng cao gây nhiều áp lực tới các cơ ở bắp chân khiến mẹ bầu cảm thấy tê bì hoặc bị chuột rút.
Bên cạnh đó, thai nhi lớn dần khiến tử cung của mẹ ngày càng to khiến các mạch máu xung quanh bị chèn ép, lượng máu xuống chân bị hạn chế dễ dần đến tình trạng chuột rút ở chân
Các nguyên nhân khác
Ngoài thiếu hụt dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi có một số nguyên nhân khác khiến cho tình trạng chuột rút khi mang thai thường xuyên xảy ra như:
- Mẹ bầu lười vận động hoặc vận động quá nhiều cũng dễ khiến tình trạng chuột rút diễn ra thường xuyên hơn.
- Rối loạn điện giải do cơ thể mất nước có thể gây ra chuột rút ở mẹ bầu
- Tập luyện thể dục quá sức khiến căng cơ hoặc nằm, ngồi trong một tư thế quá lâu sẽ khiến mẹ bầu tê bì và chuột rút.
Biểu hiện chuột rút khi mang thai
Tê bì chân tay, các cơ co cứng khó cử động là những biểu hiện cơ bản khi bị chuột rút khi mang thai. Chuột rút thường xuất hiện ở các vị trí bắp chân, chân, đùi , mông, cánh tay và đôi khi ở bụng. Mỗi một vị trí khi bị chuột rút đều là “tín hiệu” để mẹ bầu có thể nhận biết mức độ nặng nhẹ và có hướng xử lý kịp thời.
Chuột rút bắp chân vào ban đêm
Bị chuột rút khi mang thai khiến mẹ bầu nào cũng lo sợ nhất là bị chuột rút chân vào ban đêm. Bởi ban đêm là thời gian mẹ bầu được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng nhưng bị chuột rút bất ngờ trong khi đang ngủ khiến mẹ bầu đau đớn và tỉnh giấc.
Khi bị chuột rút vào ban đêm mẹ bầu luôn cần có người hỗ trợ kịp thời để massage làm giảm tình trạng chuột rút, bởi lúc này chân thường bị co cứng không có cảm giác và không thể cử động được. Bên cạnh đó để giảm thiểu tình trạng chuột rút bắt chân vào ban đêm mẹ bầu nên bổ sung chế độ dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng, đều đặn và đừng quên massage chân trước khi đi ngủ nhé.
Chuột rút khi mang bầu 3 tháng cuối
Trong những tháng cuối của thai kỳ, rất có thể mẹ bầu sẽ bị chuột rút nhiều hơn. Vì giai đoạn này trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên do sự phát triển của thai nhi, từ đó gây áp lực lên các nhóm cơ chân, đùi, mông dẫn tới tình trạng bị chuột rút thường xuyên.
Mặc dù chuột rút khi mang thai là dấu hiệu bình thường, tuy nhiên trong một số trường hợp nếu mẹ bầu bị chuột rút đi kèm những biểu hiện như : đau liên tục, sưng đỏ ở chân, cảm giác nóng ở vùng bị chuột rút thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp.
Tạm biệt chuột rút khi mang thai
Mẹ bầu hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được tình trạng chuột rút khi mang thai bằng nhiều phương pháp khác nhau. Để giảm cơn đau do chuột rút và luôn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi, mẹ bầu hãy áp dụng một số cách đơn giản sau nhé.
Bổ sung dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng tốt hơn. Điều này không chỉ giúp hạn chế tình trạng bị chuột rút mà còn đảm bảo sức khỏe cho mẹ, hạn chế các bệnh lý do thừa cần gây ra.
Mẹ bầu cũng đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày để luôn đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy đến các cơ, gíp cơ vận động bình thường. Thay vì nước lọc mẹ có thể uống nước ép từ các loại trái cây để bổ sung lượng nước và dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Tích cực bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như canxi, kali, magie…để giảm thiểu tình trạng bị chuột rút bằng nguồn thực phẩm hàng ngày hoặc các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng dành riêng cho mẹ bầu.
Vận động nhẹ nhàng
Thường xuyên tập các bài co, duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ để giảm tình trạng bị chuột rút. Mẹ bầu hoàn toàn có thể tập các bài tập yoga, đi bộ, thiền…để vừa đảm bảo sức khoẻ vừa hạn chế được việc bị chuột rút. Ngoài những bài tập phù hợp, mẹ bầu cũng nên chú ý hạn chế việc ngồi, đứng quá lâu hoặc ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài.
Massage và ngâm chân
Massage chân không những giúp mẹ bầu giảm thiểu được tình trạng bị chuột rút mà còn giúp tinh thần trở nên thoải mái hơn. Thời điểm để massage tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Massage chân có thể kết hợp cùng việc ngâm chân với nước ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn
Chuột rút khi mang thai sẽ khiến mẹ cảm thấy không thoải mái, tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm bớt nếu như mẹ thường xuyên áp dụng những phương pháp mà Special Mum đã cung cấp. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.