Mang thai tuần thứ 15 và những điều mẹ chưa biết

Special mum tuần 15

Những thay đổi trong cuộc sống về việc phát hiện mình có thai trong những tuần qua có lẽ đã đem lại cho mẹ cả những niềm vui và cũng nhiều sự áp lực. Nhưng giai đoạn khó khăn nhất của thai kỳ đã đi qua, vì vậy mẹ hãy tận hưởng những giây phút hạnh phúc này, cùng nhìn xem em bé của mình đã lớn đến đâu, cơ thể mình có những thay đổi gì và mình cần làm gì để có được một thai kỳ khỏe mạnh cùng Special mum mẹ nhé.

Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi

Thay đổi cơ thể

Special mum tuần 15 hình ảnh thai nhi

Trong vài tuần tới, bé sẽ phát triển nhanh chóng chiều dài và tăng gấp đôi trọng lượng. Còn trong tuần thai 15 này bé có kích thước giống như một quả táo với chiều dài của bé khoảng 10,11cm và trọng lượng của bé khoảng 70,02g. Những thay đổi quan trọng của bé trong tuần này mẹ cần biết bao gồm:

Tuần này, em bé đang trong quá trình hình thành và tập luyện rất nhiều phản xạ. Trước hết, bé đang tập hít thở bằng cách chuyển nước ối từ mũi đến các bộ phận khác của đường hô hấp trên. Hoạt động này sẽ giúp khởi động cho sự phát triển của các phế nang (các túi khí) trong phổi của thai nhi.

Tiếp đến, bé đang hình thành phản xạ thị giác. Mặc dù đôi mắt vẫn đang khép tuy nhiên bé đã cảm nhận được ánh sáng. Vị giác cũng được hình thành trong tuần thai này nhưng bé vẫn chưa cảm nhận và phân biệt được các vị khác nhau.

Khi bầu 15 tuần, hệ xương của trẻ tiếp tục phát triển khoẻ hơn khi cơ thể bé cũng đã bắt đầu huy động canxi để làm cho xương cứng cáp hơn và hình thành các chồi răng dưới lợi. Vì vậy, mẹ nhớ bổ sung các thực phẩm chứa canxi trong chế độ ăn uống của mình.

Bên cạnh đó nếu mẹ vẫn luôn trông chờ muốn biết về giới tính của con, thì tuần thai này bác sĩ đã có thể xác định giới tính của bé thông qua màn hình siêu âm. Trong trường hợp đó là bé gái, buồng trứng sẽ chứa tất cả số lượng trứng mà bé sẽ có trong suốt cuộc đời mình, khoảng 3 triệu trứng. Nếu đó là một bé trai, thì hai tinh hoàn vẫn còn nằm ở vị trí cao phía trên bụng.

Đặc điểm khuôn mặt

Vào tuần thứ 15 của thai kỳ hai mắt của bé đang di chuyển cân đối hơn về phía gần mũi,  tai của bé có thể đã đạt đến vị trí hoàn chỉnh ở hai bên đầu và dễ nhận thấy hơn. Lông mày và tóc có thể bắt đầu xuất hiện. Các tế bào chân tóc (nang tóc) thậm chí bắt đầu sản xuất sắc tố tạo để màu tóc.

Cử động khác

Thời điểm này bộ não của thai nhi giờ đây có thể kiểm soát được tất cả các cơ trong cơ thể nên em bé có thể di chuyển và thậm chí nhào lộn. Nếu là con đầu lòng, thời điểm này là khá sớm để mẹ có thể cảm nhận được những cử động của con cho đến vài tuần tới. 

Khi kết thúc tuần thứ 15 của thai kỳ, bé có thể ngọ nguậy các ngón tay và ngón chân, nắm tay, hoặc thậm chí ngậm ngón tay. Em bé đã có thể ngáp, và có những cử động làm nhăn và duỗi căng trên khuôn mặt. Thai nhi vẫn còn ngủ rất nhiều nhưng cũng có những khoảng thời gian di chuyển và thực hiện các cử động tập cơ.

Thay đổi của mẹ

Vào tuần thứ 15 của thai kỳ, cơ thể mẹ đã có nhiều sự điều chỉnh quan trọng để nuôi dưỡng bé bên trong.

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai tuần 15

Special mum tuần 15 mẹ bầu tăng cân

Về cân nặng của mẹ bầu trong thai kỳ, mẹ có thể tăng cân khoảng 2 kg. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ tăng ít hơn 1 kg hoặc hơn 3 kg mỗi tháng, hãy nói điều này với bác sĩ. Các chuyên gia y tế sẽ cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập của mẹ. Điều này là cần thiết để mẹ giữ mức độ tăng cân phù hợp hơn trước khi sinh.

Bước vào tuần thai 15, lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể mẹ tăng lên rất nhiều vì vậy có thể mẹ sẽ cảm thấy nóng, da ửng đỏ cho dù thời tiết đang mát lạnh. Dung tích phổi tăng giúp cơ thể vận chuyển nhiều oxy đến cho bé vì vậy lồng ngực có thể phình ra khoảng 5-8cm để thích nghi với kích thước phổi đang tăng.

Các tĩnh mạch ở chân cũng xuất hiện rõ hơn và chân sẽ bị đau nếu mẹ đứng quá lâu. Nếu trước đõ mẹ đã có con và mẹ đang bị thừa cân hoặc có tiền sử gia đình, nguy cơ cao mẹ có thể dễ bị chững dãn tĩnh mạch.

Vào giai đoạn tuần thai 15, tóc của mẹ thường dày và đẹp hơn. Thông thường, tóc luôn có chu kỳ phát triển và rụng, tuy nhiên khi mang thai thì tóc sẽ không rụng nhiều. Móng tay của bạn lúc này có thể trông hơi la. Nhiều mẹ bầu thấy móng tay mình trở nên giòn hơ, yêu hơn và dễ bong hơn.

Những thay đổi về cảm xúc

Special mum tuần 15 lo lắng về thai kỳ

Trong tuần thai này có thể mẹ sẽ cảm thấy một chút sợ hãi, một chút nghi ngờ về quyết định có con của bản thân, liệu mình có thể trở thành người mẹ tốt, có thể chăm con tốt được không,... Điều này là hoàn toàn bình thường, hãy tâm sự với người thân của mình và đừng quá lo lắng vì đây là nỗi niềm chung và thật sự rất phổ biến ở hầu hết phụ nữ có thai.

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu mang thai tuần 15

Chú ý chế độ ăn uống

Dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai chứ không chỉ riêng thai nhi tuần 16. Mẹ nên lựa chọn cẩn thận thực phẩm mình sẽ tiêu thụ, ăn những thứ có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, được chế biến hợp vệ sinh. Tốt nhất nên tự nấu ăn ở nhà, tránh ăn hàng quán vỉa hè. Nếu ăn bên ngoài, mẹ nên chọn những quán ăn uy tín, đảm bảo.

Ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch

Tình trạng này rất nhiều mẹ bầu gặp phải và không gây nguy hiểm gì. Chúng sẽ được cải thiện dần sau sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên hạn chế tối đa giãn tĩnh mạch bằng cách không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu, kê cao chân khi nằm hoặc ngồi.

Những xét nghiệm cần thiết khi thai nhi 15 tuần tuổi

Vào tuần 15, các bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi, từ đó đưa ra ngày dự sinh của mẹ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ làm một số xét nghiệm để kiểm tra sức khoẻ của mẹ. Bác sĩ có thể xác định độ tuổi của bé thông qua kích thước tử cung. Để tìm đầu tử cung, bác sĩ sẽ chạm nhẹ và bấm vào bụng mẹ và đo từ đó xuống dọc xương mu.

Chăm sóc răng miệng

Special mum tuần 15 chăm sóc răng miệng

Hormone thai kỳ dễ làm tổn thương nướu răng, gây ra mảng bám khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Với các trường hợp nặng có thể gây ra viêm nướu hoặc sâu răng. Vì vậy mẹ nên đánh răng hàng ngày và dùng kem đánh răng có chứa fluor để ngừa sâu răng. Chà lưỡi trong khi đánh răng cũng hỗ trợ giảm thiểu lượng vi khuẩn trú ẩn trong vòm miệng và giúp hơi thở của mẹ được thoải mái, thơm mát hơn.

Trao đổi thường xuyên với bác sĩ

Có một số trường hợp, mẹ di truyền bệnh di ứng sang con thông qua thói quen ăn uống. Theo một số nghiên cứu, trong giai đoạn cho con bú, nếu mẹ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng thì có khả năng bé sẽ bị bệnh dị ứng với các thực phẩm này. Một số thực phẩm có thể kể đến như đậu phộng và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, chưa có kết luận cụ thể nào về vấn đề này. Nếu có, nguyên nhân gây dị ứng cho bé hoàn toàn có khả năng khác với mẹ.

Cùng chuyển sang tuần thai thứ 16 luôn thôi mẹ.

Tài liệu tham khảo

 

 

Tags : 40 tuần thai, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn