Tuần thai thứ 36 đã trôi qua, bước sang tuần thai thứ 37, em bé và mẹ đã có những sự thay đổi nào để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng sắp tới. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây cùng Special mum để tìm hiểu thêm mẹ nhé
Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi
Hình thể
Thai nhi 37 tuần tuổi lúc này đã có kích thước tương đương quả dưa hấu và dường như sắp chiếm hết chỗ trong tử cung của mẹ, với chiều dài của em bé lúc này khoảng 48,59cm và trọng lượng trung bình khoảng 2,91kg. Tuần thai này cho đến lúc sinh, cân nặng của thai nhi lại chững lại và sẽ tăng chậm hơn do không gian cho bé tăng trưởng lúc này đã không còn nhiều.
Các giác quan
Bước sang tuần thai thứ 37, các giác quan của em bé cũng có nhiều thời gian để phát triển các kỹ năng hơn. Tính từ tuần thai thứ 37 trở đi, thai nhi có thể nghe và nhận ra giọng nói của mẹ. Do đó khi em bé được sinh ra, mẹ có thể thấy e bé đang nghiêng tai về phía âm thanh mà mẹ phát ra.
Bên cạnh sự phát triển của thính lực, thị lực của em bé cũng đang được cải thiện hơn mỗi ngày
Não bộ
Não bộ vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tuần thai thứ 37 cho đến hết những năm tháng đầu đời của trẻ để kết nối các dây thần kinh với nhau. Khi em bé chưa chào đời, vẫn còn nằm trong bụng mẹ, mẹ hãy thử trò chuyện, đọc truyện, bật nhạc và hát cho con nghe. Và khuyến khích người chồng tham gia cùng. Những hoạt động này sẽ đem lại những tác động sớm giúp bé trở nên nhanh nhẹn và thông minh hơn.
Cử động của trẻ
Như mẹ đã biết, các tuần thai cuối diện tích trong tử cung càng nhỏ so với sự phát triển và lớn lên từng ngày của trẻ do đó không gian cho bé cử động cũng ít đi. Vì vậy thời gian này gần như bé rất ít cử động so với khoảng thời gian về trước, tuy nhiên mẹ vẫn có thể cảm thấy được bé thỉnh thoảng cũng sẽ ngọ nguậy. Trong trường hợp nếu mẹ cảm nhận thấy bé im lặng bất thường trong giai đoạn này cần đến bác sĩ để được kiểm tra ngay lập tức.
Bên cạnh đó, ở tuần thai thứ 37 các ngón tay của bé đang phối hợp nhịp nhàng với nhau hơn, vì vậy em bé đang học các nắm, giữ như việc nắm dây rốn và nắm lấy chính bàn tay nhỏ bé của mình.
Bé cũng đang luyện tập hành động mút, chuẩn bị cho lần bú mẹ đầu tiên sau khi được ra đời.
Những sự thay đổi của mẹ bầu tuần thai 37
Sưng một số vị trí
Những tuần cuối thai kỳ, tình trạng sưng một số vị trí cơ thể sẽ gặp phải ở đa số mẹ bầu. Tình trạng sưng có thể xuất hiện ở các vị trí như mắt cá chân, chân, lòng bàn tay, mặt, mắt,.... Tuy nhiên nếu tình trạng sưng quá mức mẹ cần báo ngay cho bác sĩ.
Tiền sản giật
Tiền sản giật có thể sẽ xuất hiện lại vào những tuần thai này. Cần báo ngay bác sĩ nếu mẹ bị đau đầu nghiêm trọng kết hợp thêm các triệu chứng như thay đổi thị lực, nhìn một thành hai, bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, trở nên nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn, ói mửa,.... Đây là những dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng tiền sản giật.
Tiền sản giật có thể gây ra những biến chứng sức khỏe cho mẹ bầu và đặc biệt là những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến thai nhi giai đoạn này như khiến thai nhi chết lưu trong tử cung, sinh non do tiền sản giật nặng, tử vong chu sinh,...
Mẹ có thể tìm hiểu thêm về tiền sản giật tại đây.
Đốm máu
Tình trạng đốm máu xuất hiện trong những tuần cuối thai kỳ là hoàn toàn bình thường khi mà cổ tử cung bạn bị kích thích, đặc biệt là sau khi quan hệ. Tuy nhiên nếu tình trạng máu xuất hiện nhiều hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn, vì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy đang có vấn đề liên quan đến nhau thai.
Buồn nôn, tiêu chảy
Vẫn là những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khi thai nhi phát triển tiếp tục chèn ép lên đường tiêu hóa của mẹ bầu. Mẹ rất dễ mệt trong giai đoạn này, đôi khi sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm, mà cần lưu ý.
Tình trạng khô mắt
Tuần thai 37 có thể khiến mẹ cảm thấy bị khô mắt, như có cát lộm cộm trong mắt vậy. Nguyên nhân của tình trạng này được giải thích do có một lượng nước lớn tuần hoàn trong cơ thể khiến cho hình trạng tròng mắt của mẹ thay đổi. Bình thường nước mắt vẫn làm trơn bề mặt ngoài của mắt tuy nhiên hiện nay nước mắt không thể chảy được bình thường mà chảy xuống cổ vì vậy mới dẫn đến tình trạng khô mắt.
Do đó để cải thiện tình trạng khô mắt trong những tuần cuối thai kỳ này mẹ nên chuẩn thêm nước nhỏ mắt dành cho mẹ bầu và sử dụng khi cần thiết.
Lời khuyên cho mẹ bầu tuần thai 37
Massage tầng sinh môn
Trước khi sinh em bé, việc massage tầng sinh môn có thể giúp kéo giãn vùng đáy chậu của mẹ bầu, từ đó có thể tránh được tình trạng rạch tầng sinh môn sinh sinh em bé. Các bước thực hiện massage tầng sinh môn mẹ có thể tham khảo:
- Vệ sinh tay của người massage sạch sẽ và móng cắt ngắn gọn.
- Bôi trơn ngón tay trỏ và ngón tay cái bằng dầu ô liu và đặt chúng vào bên trong âm đạo của mẹ bầu, sâu khoảng 5-6 cm. Lưu ý không được dùng dầu khoáng, vaseline.
- Trượt ngón tay chậm và nhẹ nhàng về phía hậu môn.
- Mở hai ngón tay thành hình chữ V để kéo căng đáy chậu (khi nào thấy ngứa ran nhẹ thì dưng).
Mẹ có thể thực hiện các động tác massage này hàng ngày cho đến khi đến khi sinh em bé
Tập yoga
Những ngày cuối thai kỳ mẹ vẫn nên tiếp tục các bài tập yoga để có thể rèn luyện được hơi thở, những bài tập này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình rặn sinh em bé. Ngoài ra một số bài tập giúp cho cơ sàn chậu của mẹ như bò mèo, cây cầu, em bé vui đùa,... mẹ cũng nên thử tập một chút trong giai đoạn chờ sinh em bé này.
Dinh dưỡng tuần thai 37
Tuần thai 37, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé mẹ nên tập trung bổ sung thêm các chế phẩm có chứa vitamin K. Vitamin K được biết đến là một vitamin cần thiết cho quá trình đông máu, rất cần thiết cho quá trình sinh nở của mẹ. Việc bổ sung đầy đủ vitamin K trong thời gian này sẽ giúp cầm máu cho mẹ bầu sau khi em bé được lấy ra khỏi bụng mẹ.
Một số nguồn thực phẩm dồi dào vitamin K mẹ có thể bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày như:
- Các loại rau lá xanh gồm súp lơ xanh, mùi tây, cần tây…
- Dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, dâu tây và lê
- Súp lơ, bắp cải, măng tây và cà chua
- Các loại đậu đỗ và ớt chuông
- Đậu tương, đậu ván
- Nếp cẩm, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám
- Sữa nói chung
Lại một tuần thai nữa trôi qua, em bé ngày càng đến gần hơn với thời khắc quan trọng của cuộc đời. Cùng bước nhanh sang tuần 38 để xem liệu em bé đã thực sự chuẩn bị tinh thần để nhìn ngắm thế giới bên ngoài chưa mẹ nhé.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/37/
2. https://www.verywellfamily.com/37-weeks-pregnant-4159250
3. https://www.momjunction.com/articles/37th-week-pregnancy_00357604/