Tuần thai thứ 36 đã đến, có lẽ nhiều mẹ bầu sẽ sinh em bé ở tuần thai này cũng có thể phải chờ thêm 1-2 tuần nữa. Nhưng dù vậy các mẹ hãy dành thời gian cùng khám phá tuần thai thứ 36 này cùng Special Mum mẹ nhé.
Sự thay đổi của thai nhi tuần thai thứ 36
Hình thể
Bước sang tuần thai 36, thai nhi lúc này đã có kích thước tương đương phần đầu của một bó cải xanh với chiều dài khoảng 47, 49 cm và trọng lượng trung bình khoảng 2,79kg. Tính đến thời điểm này làn da của em bé gần như đã hết nhăn nheo và trở lên căng bóng chuẩn bị cho quá trình chào đời.
Thời điểm này cho đến lúc sinh, em bé đang chăm chỉ tích lũy chất béo vào cơ thể. Lớp mỡ trong cơ thể trẻ giai đoạn này chiếm tới 15% trọng lượng cơ thể trẻ, đồng thời giúp cho em bé duy trì thân nhiệt và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Hệ thống xương
Nếu như các bộ phận khác trong cơ thể gần như đã hoàn thiện thì hệ thống xương của bé bao gồm xương sọ, xương sụn vẫn còn khá mềm. Điều này là bình thường để giúp cho quá trình em bé sinh ra khỏi ống sinh được dễ dàng hơn
Các cơ quan khác
Hệ thống tuần hoàn và hệ thống miễn dịch của em bé đã được hoàn thiện khá đầy đủ và ở trong trạng thái sẵn sàng bảo vệ em bé ngay khi được sinh ra.
Trong khi đó hệ thống tiêu hóa của bé dù đã hoàn thiện tương đối đầy đủ tuy nhiên vẫn chưa hoạt động. Nguồn dinh dưỡng tiêu hóa trong cơ thể em bé lúc này được tiếp nhận chủ yếu thông qua dây rốn kết nối với mẹ để nhận dinh dưỡng cho đến khi được sinh ra. Cơ mút của bé được rèn luyện với lực khá mạnh, đã chuẩn bị sẵn sàng cho lần bú đầu tiên sau khi ra đời. Em bé sẽ khóc thét vì đói ngay sau khi sinh nên mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy con khóc thật to khi mới được sinh ra.
Cử động của em bé
Đến giai đoạn này gần như mẹ khó có thể cảm nhận được những cử động của em bé. Vì lúc này đã không còn không gian trong ổ bụng cho em bé cử động nữa rồi. Thời gian này chủ yếu bé dành phần lớn thời gian để ngủ và nghỉ ngơi để dành sức cho sự kiện trọng đại sắp diễn ra. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp do quá chật chội mà em bé sẽ hoạt động mạnh hơn để hy vọng tìm được vị trí thoải mái thì mẹ cũng không nên quá ngạc nhiên.
Những thay đổi của mẹ bầu tuần thai 36
Cơn co thắt Braxton- Hicks
Sự xuất hiện của các cơn co thắt sẽ thường xuyên hơn và kéo dài hơn vào những ngày cuối cùng của thai kỳ. Những cơn co thắt này dù khiến mẹ khá khó chịu tuy nhiên lại giữ vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu trong việc giúp mẹ bầu quen dần với việc sinh nở.
Cơn co thắt Braxton - Hicks thường xuất hiện sau khi mẹ vận động toàn thân hoặc vào những ngày mẹ bầu uống nước không đủ. Các cơn co thắt có cường độ và nhịp độ khác nhau khiến mẹ bầu khá khó phân biệt với dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Vì vậy mẹ bầu cần nắm thêm các dấu hiệu chuyển dạ sớm khác để phân biệt đâu là chuyển dạ và đâu chỉ là những cơn co thắt thông thường.
Đau xương chậu
Việc đau vùng xương chậu là khó tránh khỏi vào những ngày cuối thai kỳ này khi mà đầu em bé ngày càng xuống thấp hơn và sâu hơn vào xương chậu và tử cung. Do đó đảm giảm bớt những bất tiện và khó chịu của giai đoạn này mẹ có thể đi bộ thư giãn nhẹ nhàng hoặc tập thêm các bài tập với hông, xương chậu dành riêng cho mẹ bầu sắp sinh.
Có thể tìm hiểu thêm về cách phòng tránh đau xương chậu khi mang thai.
Sữa non tiết nhiều
Càng gần ngày sinh, ngực của mẹ bầu sẽ chảy càng nhiều sữa non hơn. Nếu trước đó mẹ đã có một bé thì việc này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên việc ngực ngày càng lớn và nặng nề khiến mẹ bầu khá khó chịu.
Phù nề bàn chân
Tình trạng phù nề và sưng tấy ở bàn chân khiến mẹ bầu khá khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển. Nhưng mẹ cũng đừng lấy làm phiền, chỉ một chút nữa thôi sau khi em bé được sinh ra tình trạng này sẽ được cải thiện vì vậy mẹ không nhất thiết phải mua một đôi giày mới để phù hợp với bàn chân bị phù giai đoạn này, sẽ rất lãng phí nha mẹ. Thay vào đó mẹ có thể đi những đôi dép rộng và thoáng hơn.
Lời khuyên cho mẹ bầu tuần thai thứ 36
Theo dõi cử động của em bé
Dù những tuần thai này ổ bụng khá chật nên em bé ít di chuyển và cử động hơn. Tuy nhiên mẹ vẫn cần phải đếm cử động của thai nhi mỗi ngày để theo dõi những bất thường nếu có.
Thỉnh thoảng thai nhi sẽ đạp mạnh vào thành bụng của mẹ, đây là điều bình thường. Tuy nhiên nếu thấy bé cử động một cách bất thường mẹ cần đến thăm khám bác sĩ ngay.
Chế độ dinh dưỡng
Vào những ngày gần sinh nhiều mẹ bầu sẽ trở nên kén ăn, không muốn ăn uống nhiều. Tuy nhiên mẹ cần phải đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ tiêu hóa hơn.
Vận động
Dù đã gần đến ngày sinh, cơ thể trở nên nặng nề khó di chuyển vận động. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ bầu vận động nhẹ nhàng hàng ngày vì sẽ giúp quá trình sinh em bé của mẹ trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời giúp khí huyết lưu thông, kích thích tuần hoàn đến thai nhi tốt hơn.
Lại một tuần thai nữa trôi qua, có lẽ một số mẹ bầu đã chào đón thiên thần nhỏ ở tuần thai này, một số mẹ bầu sẽ lại tiếp tục chờ thêm 1-2 tuần nữa mới được gặp em bé của mình. Vậy cùng sang tuần thai thứ 37 ngày thôi để xem điều gì đang chờ đón 2 mẹ con ở tuần thai này mẹ nhé.
Tài liệu tham khảo:
1.https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/36/
2. https://www.verywellfamily.com/36-weeks-pregnant-4159243
3. https://www.momjunction.com/articles/36th-week-pregnancy_00356478/