Chào đón tuần thai thứ 33 với nhiều điều mới lạ hơn thai nhi nhưng cũng nhiều khó khăn hơn với mẹ bầu. Cùng đọc ngay bài biết sau để xem mẹ và bé đang đối mặt với những vấn đề gì nhé.
Sự thay đổi của thai nhi tuần 33
Hình thể
Thai nhi 33 tuần tuổi sau quá trình tăng đều 0,25kg mỗi tuần, hiện nay đang có kích thước tương đương một quả dứa với chiều dài khoảng 43,69g và trọng lượng trung bình khoảng 2,05kg. Lớp lông tơ bao phủ giữ ấm cho cơ thể đang dần biết mất và chỉ còn lại một số chỗ còn lưu giữ như vai hoặc lưng của trẻ. Lớp mỡ thay thế lớp lông tơ trong vai trò giữ ấm ngày một dày lên khiến cơ thể em bé trở lên ngày càng tròn trĩnh hơn
Hệ thống thần kinh và phổi
Tuần thai thứ 33, mẹ đã có thể thở phào nhẹ nhõm nếu có lo lắng về vấn đề sinh non. VÌ bước sang tuần thai thứ 33 trẻ đã bắt đầu khỏe mạnh, hoàn toàn nếu sinh sớm nhờ sự hoàn thiện ngày một đầy đủ hơn của hệ thống thần kinh trung ương và phổi. Do đó nếu có sinh non, em bé chỉ cần nằm trong lồng sơ sinh một thời gian ngắn, gặp một vài vấn đề về sức khỏe ngắn hạn, còn lại về lâu dài em bé hoàn toàn phát triển khỏe mạnh như các bé được sinh đầy tháng.
Hệ thống miễn dịch
Thai nhi tuần 33 đã đạt được một điểm phát triển đánh chú ý trong tuần thai này đó là việc hình thành hệ thống miễn dịch của riêng mình. Tuy nhiên do hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện hoàn toàn vì vậy trong thời gian này và ngay cả sau sinh em bé vẫn nhận các kháng thể được truyền trực tiếp từ mẹ qua nhau thai và sau đó là sữa mẹ.
Vận động của trẻ
Vì em bé càng ngày càng lớn nên không gian trong tử cung của mẹ trở nên hẹp dần do đó em bé có ít không gian hoạt động hơn vì vậy từ tuần thai này cho đến khi được sinh ra các hoạt động của em bé trong bụng mẹ sẽ ít đi.
Bên cạnh đó mọi hoạt động của trẻ trong khoảng thời gian này đều chịu ảnh hưởng từ thói quen hàng ngày của mẹ như việc ăn bao nhiêu, ăn khi nào, tư thế nằm ở đâu, âm thanh từ bên ngoài như thế nào,... tất cả đều trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
Những thay đổi của mẹ bầu tuần thai 33
Đau thắt lưng
Tiếp tục là những cơn đau thắt lưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu trong tuần thai này. Khi em bé lớn lên, áp lực tác động lên dây thần kinh tọa của mẹ bầu- dây thần linh lớn nhất trong cơ thể khiến mẹ bị đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa được đặc trưng bởi sự đau xuất phát từ vùng thắt lưng.
Để giảm thiểu đau thần kinh tọa mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Sử dụng nước ấm để tắm
- Dùng miếng đệm nóng
- Nằm nghiêng về phía không đau trong khi ngủ.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập thể dục nhẹ tràng có thể giúp mẹ giảm đau thắt lưng và xương xương chậu trong giai đoạn này cũng như sau sinh em bé.
Mất ngủ
Việc phải đối mặt với hàng loạt các thay đổi từ nội tiết tố cho đến những triệu chứng như chuột rút, ợ nóng, bụng to khiến mẹ khó nằm,.... các hoạt động của em bé, dẫn đến hiện tượng mẹ khó đi vào giấc ngủ và khó để duy trì một giấc ngủ sâu.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ này mẹ có thể tắm nước ấm, tránh việc tập thể dục và ăn uống trước giờ đi ngủ. Mẹ cũng có thể nhờ người thân massage nhẹ nhàng để thư giãn hay nghe một bản nhạc êm dịu giúp việc đi ngủ trở nên dễ dàng hơn.
Hay quên
Hội chứng hay quên là một dấu hiệu điển hình của những tháng cuối thai kỳ và sau sinh ở mẹ bầu. Mẹ bầu sẽ chịu đựng não bà bầu giống như não cá vàng vậy, mẹ có thể quên mất một cuộc hẹn vừa mới nhắc đến, có thể quên ngay cần mua những gì sau khi bước vào cửa hàng tiện lợi, để quên ví tiền,....
Một điều rất thú vị được một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình mang thai con gái, mẹ bầu sẽ hay quên hơn là việc mang thai một bé trai.
Dấu hiệu chuyển dạ sớm
Gần đến thời điểm sinh em bé, việc nhận biết được các dấu hiệu chuyển dạ sớm sẽ giúp em cảm thấy an tâm hơn cho thai kỳ. Một số mẹ bầu sẽ sinh non và xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ sớm ngay từ tuần thai thứ 32. Các dấu hiệu của chuyển dạ sớm mẹ có thể nhận biết bao gồm:
- Các cơn gò ngày càng đề và gần nhau hơn
- Đau lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới
- Dịch âm đạo chảy nhiều hơn
- Chảy máu âm đạo
- Xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
Một số dấu hiệu khá khó phân biệt đây là dấu hiệu cho chuyển dạ sớm hay triệu chứng bình thường của thai kỳ. Vì vậy để yên tâm, khi xuất hiện một số các triệu chứng trên mẹ bầu nên kiểm tra và thăm khám.
Lời khuyên cho mẹ bầu tuần thai 33
Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thai 33
Tuần thai 33 có 3 loại dưỡng chất mẹ đặc biệt không được quên khi bổ sung các nguồn thực phẩm đó là acid béo omega-3, Canxi và Sắt.
Nếu như những tháng cuối thai kỳ việc bổ sung sắt cung cấp lượng sắt dự trữ cho trẻ sau sinh cũng như dự phòng tình trạng mất máu cho mẹ bầu trong trường hợp mất máu sau sinh thì việc bổ sung acid béo omega -3 sẽ ngăn ngừa chuyển dạ sinh non và bảo vệ mẹ bầu chống trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó những tuần này em bé cũng đẩy mạnh phát triển trí thông minh nên omega- 3 sẽ giúp trẻ phát triển thêm về cả trí lực và thể lực.
Bổ sung canxi vào những tuần cuối thai kỳ sẽ giúp cho hệ thống xương của thai nhi trở nên cứng cáp hơn. Mẹ có thể bổ sung canxi vào thời gian này bằng việc uống thêm sữa ngoài hoặc có thể trộn sữa vào sinh tố. Mẹ cũng có thể thay đổi sữa bằng sữa chưa hoặc phomai cũng đều được.
Lên kế hoạch cho việc sinh để
Dù thời gian mang thai lý tưởng và sinh em bé là 40 tuần. Tuy nhiên việc sinh sớm hơn thời gian đó là khó tránh khỏi và không thể dự đoán chính xác được khi nào em bé sẽ ra đời. Do đó mẹ bầu cần luôn chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và đồ nghề để chuẩn bị chào đón em bé từ tuần thai này.
Có thể tìm hiểu thêm: Các việc làm cần chuẩn bị trước sinh
Vậy là tuần thai 33 đã kết thúc, mẹ lại bước gần thêm 1 tuần đến với ngày sinh. Hãy giữ tâm lý thật thoải mái và sức khỏe thật tốt nhé mẹ. Tìm hiểu ngay thai kỳ tuần thứ 34 cùng Special mum.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/33/
2. https://www.verywellfamily.com/33-weeks-pregnant-4159211
3. https://www.momjunction.com/articles/33rd-week-pregnancy_00355293/