Mang thai tuần 32 và những điều mẹ chưa biết

special-mum-tuan-32

Tuần thai thứ 32 đã đến, mẹ đã đến gần hơn thêm một tuần với sự xuất hiện của thiên thần nhỏ. Tuần thai này em bé đã có những thay đổi và sự chuẩn bị gì cho sự ra đời trong vài tuần nữa thôi. Cùng tìm hiểu nay thôi nào mẹ ơi

Sự thay đổi của thai nhi 32 tuần tuổi

Hình thể

special-mum-tuan-32-hinh-anh-thai-nhi

Vẫn tiếp tục là một tuần phát triển nhanh chóng về cân nặng. Sang tuần thai thứ 32 này em bé đã có kích thước tương đương một bắp cải thảo với chiều dài khoảng 41.39 cm và trọng lượng trung bình khoảng 1,82kg. Nhờ sự tích lũy của lớp mỡ dưới da mà da của bé đã không còn nhăn nheo nữa và khung xương của con cũng trở nên cứng cáp hơn.

Phản xạ giật mình

Bước sang tuần thai thứ 32, hầu hết em bé sẽ xuất hiện phản xạ giật mình hay còn gọi là phản xạ Moro. Khi bên ngoài xuất hiện một âm thanh lớn hoặc một cử động từ bên ngoài tác động đến sẽ khiến em bé giật mình, biểu hiện bằng việc đột ngột hất tay, chân ra khỏi cơ thể và ngay sau đó bé con lại con người lại. Mẹ có thể là người cảm nhận rõ ràng nhất những cơn giật mình của con.

Phản xạ giật mình của thai nhi sẽ xuất hiện từ tuần thai này và duy trì cả ngay sau khi sinh. Khoảng sau một vài tháng sau sinh phản xạ này biến mất, khi bé con đã quen với các tác động từ môi trường bên ngoài.

Sự phát triển các cơ quan khác

Phần lớn các bộ phận trên cơ thể trẻ đã gần đạt đến mức độ hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung mẹ. Tuy nhiên một số cơ quan vẫn cần thêm thời gian phát triển

  • Não bộ của em bé đã đạt được trọng lượng bằng ¼ não bộ người lớn
  • Hệ thống xương của em bé dù đã phát triển khá nhanh tuy nhiên vẫn còn khá mềm
  • Phối đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng
  • Lớp lông măng- là lớp lông mềm mịn có tác dụng bao bọc bảo vệ cơ thể tiếp tục rụng đi
  • Làn da của em không còn trong suốt nữa mà bắt đầu giống da của mẹ rồi.
  • Em bé đã có thể nhắm mắt, mở mắt, nheo mắt, chớp mắt hay nhấp nháy mắt một cách dễ dàng. Và có những phản xạ khi cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài.     

Sự thay đổi của mẹ bầu tuần thai 32

Thay đổi tư thế

Tuần thai thứ 32, em bé đang chiếm khá nhiều chỗ trong ổ bụng của mẹ nên ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của mẹ. Trước tiên là dáng đi, nếu như trước đây mẹ đi dáng khệnh khạnh thì nay sẽ có dáng đi lắc lư, lạch bạch. Để có thể thoải mái ngồi, hay nằm ngủ với mẹ là cả một thách thức

Tình trạng rạn da

special-mum-tuan-32-ran-da-khi-mang-thai

Việc rạn da dù có thể đã diễn ra vào những tuần thai trước đó, tuy nhiên đến những tuần thai cuối này tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mà thai nhi ngày một lớn hơn. Vùng da bụng dưới của mẹ bầu trở nên khô hơn, kèm theo cảm giác ngứa vì phải tiếp tục chịu căng giãn.

Tìm hiểu thêm: 7 biện pháp giảm rạn da khi mang thai

Tình trạng phù nề

Sang tuần thai 32 tình trạng phù nề sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí như tay, mặt, chân, mắt cá chân, bàn chân,... mẹ bầu do lượng chất dịch bắt đầu tăng lên trong cơ thể. Tình trạng phù nề này có thể trở nên trầm trọng hơn vào những tuần cuối của thai kỳ, nhất là trong mùa hè

Táo bón

Táo bón những tháng cuối thai kỳ là điều khó tránh khỏi. Khi thai nhi phát triển chèn ép lên các dây thần kinh vùng bụng, chiếm mất không gian ổ bụng làm quá trình tiêu hóa của mẹ bầu diễn ra chậm hơn. Đồng thời việc khó di chuyển vận động vào những tháng cuối thai kỳ này làm giảm đáng kể nhu động ruột của mẹ bầu. Vì vậy không có gì ngạc nhiên nếu như mẹ gặp phải tình trạng táo bón vào giai đoạn này

Tìm hiểu thêm về các cách giảm táo bón cho mẹ bầu: 

Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi vào những tháng cuối thai kỳ do việc cả mẹ và bé đều tăng về khối lượng khiến mẹ nhanh chóng kiệt sức. Các cơ vùng lưng và chân bị ảnh hưởng bởi việc trong lượng tăng nhanh vào những tuần cuối của thai kỳ. Việc mệt mỏi cũng có thể đến từ việc chế độ dinh dưỡng không đầy đủ vì vậy mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng những tuần thai này.

Lời khuyên cho mẹ bầu tuần thai 32

Dinh dưỡng tuần thai 32

special-mum-tuan-32-ran-da-khi-mang-thai

Việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt vào giai đoạn này là cực kỳ quan trọng. Vì những tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi hấp thụ nhiều sắt nhất từ mẹ bầu để dự trữ sử dụng sau sinh. 

Một số thực phẩm chứa nhiều sắt mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như: rau chân vịt, bông cải xanh, thịt đỏ, các loại đậu, rau muống, gan lợn,... nếu việc ăn uống của mẹ thời gian này đang gặp khó khăn mẹ có thể bổ sung sắt qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

Đừng căng thẳng với vết rạn da

Tình trạng rạn da sẽ khiến cho mẹ bầu gặp nhiều khó chịu. Tuy nhiên mẹ đừng cảm thấy ám ảnh về những vết rạn đó. Theo kết quả thống kê từ Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) thì có tới 90% phụ nữ bị rạn da trong quá trình mang thai. Tình trạng rạn da cũng được coi là một dấu hiệu cho thế thai nhi đang phát triển tốt nhé mẹ.

Tìm hiểu thêm về các biện pháp cải thiện tình trạng rạn da thai kỳ.

Hoàn thành công việc

Từ tuần thai này mẹ hãy luôn chuẩn bị tinh thần có thể sinh em bé bất kỳ lúc nào. Vì vậy việc sắp xếp và hoàn thành các công việc còn đang dang dở là điều cần thiết. Mẹ cần xin nghỉ sớm trước thời gian dự sinh một thời gian nhỏ để có thể chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái nhé.

Vậy là tuần 32 cũng đã chính thức khép lại. Mẹ đang đến gần hơn với sự xuất hiện của thiên thần nhỏ của mình. Cùng tìm hiểu tuần thai thứ 33 tại bài viết sau mẹ nhé. 

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/32/

2. https://www.verywellfamily.com/32-weeks-pregnant-4159205

3. https://www.momjunction.com/articles/32nd-week-pregnancy_00354225/


 

                                                                                                                   

 

Tags : 40 tuần thai, Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn