Bước sang tuần thai thứ 29, em bé vẫn tiếp tục phát triển và mẹ bầu vẫn tiếp tục đối diện với các triệu chứng khó chịu như đau lưng, chuột rút , táo bón,.... cũng như sự thay đổi về hormon khiến mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái cảm xúc thất thường. Cùng tìm hiểu chi tiết xem những gì đã xảy ra vào tuần thai này mẹ nhé.
Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi.
Hình thể
Thai nhi 29 tuần tuổi lúc này đã to bằng một quả bí ngô lớn với chiều dài khoảng 38,61cm và trọng lượng trung bình khoảng 1,23g. Trong 11 tuần tới, trọng lượng và chiều dài của thai nhi có thể tăng gấp đôi đến gấp ba lần tuần thai này. Lúc này da của em bé vẫn còn một chút nhăn nheo nhưng sẽ ngày càng mịn màng hơn nhờ lớp chất béo vẫn tiếp tục tích lũy dưới da, và lớp mỡ này cũng khiến bé trẻ nên mũm mĩm hơn.
Não bộ
Vào những tháng cuối thai kỳ, phần não liên quan đến trí thông minh và tính cách của em bé trở nên ngày càng phức tạp hơn. Lúc này mẹ có thể bắt đầu làm quen với con bằng cách chú ý đến cách em bé phản ứng với các loại thức ăn, âm thanh và ánh sáng khác nhau từ bên ngoài môi trường tác động vào.
Thị lực của trẻ
Bước sang tuần tuổi 29, thị lực của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển. Ngay cả sau khi được sinh ra, bé vẫn sẽ giành tới hơn ⅔ thời gian trong ngày để ngủ. Khi mở mắt, bé sẽ có phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng, nhưng lúc đó chỉ đạt được 1/20 thị lực – tức là bé chỉ có thể nhìn thấy trong khoảng cách 10cm tính từ mắt em bé.
Vận động
Các cử động của thai nhi vẫn diễn ra thường xuyên và có phần mạnh mẽ hơn vào tuần thai thứ 29 của thai kỳ. Em bé bắt đầu biết đẩy, đã vào nhào lộn, vì vậy mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu cảm nhận được sức mạnh từ cú sút của bé nhé.
Những sự thay đổi của mẹ bầu vào tuần thai thứ 29
Suy giãn tĩnh mạch
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu dường như trở nên trầm trọng hơn vào những tháng cuối khai khi khi mà lưu lượng máu ngày một tăng lên, tử cung phát triển chèn ép lên các tĩnh mạch vùng chậu cùng sự thay đổi của các hormon làm giãn tĩnh mạch.
Tình trạng giãn tĩnh mạch này không chỉ xảy ra ở chân mà còn có thể xảy ra ở khu vực âm đạo của mẹ bầu. Các tốt nhất để cải thiện và giảm thiểu tình trạng này là mẹ cần tránh việc đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu trong khoảng thời gian dài. Cố gắng đi bộ. tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng trên.
Ngực tự chảy sữa
Một điều thường xuyên sẽ xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ đó là việc ngực tự chảy sữa. Yếu tố khởi phát lân tình trạng này là do việc massage vùng ngực mẹ bầu hoặc quan hệ tình dục trong giai đoạn này. Còn nguyên nhân chính xuất phát từ vấn đề sinh lý, khi vú mẹ đã chuẩn bị rất đầy đủ trong việc tiết sữa cho con bú ngay sau khi sinh.
Đau cứng lưng
Việc thai nhi phát triển ngày một lớn khiến trọng tâm của cơ thể mẹ bầu bị đổ dồn về phía trước. Nếu như trước khi mang thai thì trọng tâm của mỗi người sẽ nằm ở cột sống thắt lưng. Việc thay đổi trọng tâm này khiến mẹ bầu phải sử dụng nhiều đến các cơ vùng lưng để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Nếu như những tháng đầu thai kỳ mẹ phải đối mặt với tình trạng cảm xúc thay đổi thất thường thì cho đến tuần thai 29 này cảm xúc đó lại quay lại với mẹ bầu. Những sự thay đổi về hormon dường như khiến các mẹ bầu khó kiểm soát cảm xúc hơn. Mẹ sẽ bắt đầu lo lắng không biết mình sẽ chuyển dạ như thế nào, sinh em bé như thế nào, chăm con như thế nào, liệu mình có phải người mẹ tốt hay không….. rất nhiều vấn đề khiến mẹ trở lên bối rối.
Hãy chia sẻ những cảm xúc trên với người thân của bạn, với các bác sĩ, với người mà bạn tin tưởng để được giải tỏa. Đừng để những cảm xúc tiêu cực đeo bám lấy bạn, vì đây là là những yếu tố nguy cơ và tiền đề phát sinh trầm cảm, một tình trạng cực kỳ nguy hiểm và cũng rất dễ gặp ở mẹ bầu sắp sinh và sau sinh.
Cảm giác mệt mỏi
Thường xuyên mệt mỏi dẫn đến khó ngủ là điều hoàn toàn dễ hiểu cho mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ. Vì lúc này đây cơ thể trở nên nặng nề hơn, việc thay đổi trọng tâm của cơ thể dồn về phía trước, sự thay đổi hormone,... hàng loạt thay đổi khiến mẹ chưa kịp thích ứng và dẫn đến sự mệt mỏi kéo dài.
Lời khuyên cho mẹ bầu
Đối phó tình trạng mệt mỏi
Để chống lại sự mệt mỏi vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Cố gắng nghỉ ngơi một này ngày hoặc chợp mắt nếu có thể khi cảm thấy mệt mỏi.
- Giữ thói quen sinh hoạt khoa học bằng cách đi ngủ sớm, đúng giờ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày
- Ăn các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng (không quá ít mà cũng không quá nhiều)
- Hạn chế sử dụng cafein
- Tiến hành xét nghiệm thiếu máu vì có thể đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu mệt mỏi.
Bổ sung canxi
Việc bổ sung canxi vào những tháng cuối thai kỳ để phát triển hệ thống xương cho thai nhi. Nếu như Canxi không được bổ sung đầy đủ để đáp ứng cho nhu cầu của thai nhi, thai nhi sẽ lấy canxi từ trong xương của bạn, do đó sẽ dẫn tới tình trạng tăng huyết áp thai kỳ và sinh non.
Vì vậy việc bổ sung canxi vào những tháng cuối này cũng cần được lưu ý. Một số thực phẩm giàu canxi mẹ bầu có thể bổ sung hàng ngày như sữa chua ít chất béo, nước cam, cá mòi, sữa đậu nành, cải ngọt, bông cải xanh, đậu phụ,...
Chế độ vận động
Tuần thai 29, cơ thể mẹ đã khá nặng nề vì vậy việc di chuyển và vận động khiến nhiều mẹ bầu gặp khó khăn và mệt mỏi nên việc từ bỏ là điều hoàn toàn sẽ gặp phải. Tuy nhiên thay vì từ bỏ ở giai đoạn này mẹ nên điều chỉnh sang những bài tập đơn giản hơn và nhẹ nhàng hơn. Hãy cố gắng duy trì vận động mỗi ngày để đem lại sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Khép lịa tuần thai thứ 29 với nhiều thông tin bổ ích. Cùng chuyển sang tuần thai thứ 30 để xem, 30 tuần tuổi, thai nhi và mẹ sẽ có những sự thay đổi nào cùng Special Mum mẹ nhé.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/29/
2. https://www.verywellfamily.com/29-weeks-pregnant-4159140
3. https://www.momjunction.com/articles/29th-week-pregnancy-symptoms-baby-development-tips-body-changes_00105399/