TOP 5 ĐIỀU MẸ BẦU NÊN LÀM NẾU CÓ Ý ĐỊNH MANG THAI

Để có một thai kỳ khỏe mạnh việc chuẩn bị trước khi mang thai là vô cùng quan trọng. Ngay từ khi quyết định sẽ có em bé, có lẽ mẹ đã có nhiều lo lắng, có nhiều thắc mắc. Bài viết dưới đây, Special mum sẽ cung cấp tới mẹ những điều mẹ nên làm để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe trước mang thai

Để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai hoàn hảo, việc kiểm tra sức khoẻ của cả vợ và chồng là điều vô cùng cần thiết. Việc kiểm tra sức khoẻ nên tiến hành ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. 

Quá trình kiểm tra sức khỏe sẽ giúp phát hiện các vấn đề bất thường (nếu có) gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai cũng như sức khoẻ của mẹ và bé. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến các bệnh mạn tính, di truyền. Nếu phát hiện kịp thời có thể điều trị và giảm các nguy cơ đối với thai kỳ.

Đặc biệt với riêng mẹ bầu, cần tiến hành kiểm tra thêm các vấn đề liên quan đến các bệnh phụ khoa hay các bất thường về cơ quan sinh sản gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sức khỏe thai kỳ.

Một số xét nghiệm sàng lọc cần tiến hành ba mẹ có thể tham khảo qua như: xét nghiệm công thức máu, nhóm máu, sắt huyết thanh, xét nghiệm hoá sinh máu, xét nghiệm nước tiểu,.... 

Dừng các biện pháp tránh thai

Special mum dừng các biện pháp tránh thai

Ngay khi sẵn sàng tinh thần, quyết định đây là thời điểm thích hợp để có em bé thì việc dừng các biện pháp tránh thai là điều đầu tiên mẹ cần làm. Có lẽ nhiều mẹ sẽ có cùng câu hỏi, sau khi dừng các biện pháp tránh thai bao lâu thì có thể có thai? Trên thực tế với mỗi hình thức sử dụng biện pháp tránh thai sẽ có một thời gian giới hạn cho việc có thai, ví dụ như:

  • Nếu mẹ đang sử dụng các biện pháp như sử dụng bao cao su hay màng ngăn, mẹ có thể có thai ngay sau khi quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp phòng tránh đó.
  • Trường hợp sử dụng thuốc tránh thai: bạn có thể phải đợi từ 1-3 tháng sau khi ngừng sử dụng thuốc.
  • Nếu bạn dùng dụng cụ tử cung (IUD) để tránh thai, bạn hoàn toàn có thể có thai sau khi bác sĩ tháo vòng tránh thai.
  • Cấy que: Cũng giống như vòng tránh thai, ngay khi bác sĩ tháo dụng cụ này bạn hoàn toàn có thể có thai ngay sau đó 
  • Miếng dán ngừa thai: Bạn sẽ bắt đầu rụng trứng trở lại trong vòng từ 1-3 tháng sau khi ngừng sử dụng miếng dán.

Tiêm ngừa vacxin trước khi mang thai

Special mum tiêm ngừa vacxin trước khi mang thai

Để chuẩn bị một sức khỏe hoàn hảo đón chào một thai kỳ khỏe mạnh, việc tiêm phòng vacxin trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một số vacxin mẹ cần tiêm trước khi mang thai như:

  • Vacxin ngăn ngừa cúm: Nên tiêm 1 tháng trước khi có thai
  • Vacxin 3 trong 1: Sởi- Quai bị- Rubella: Loại vắc xin này nên tiêm trước khi có thai khoảng 3 tháng
  • Vacxin thuỷ đậu nên tiêm vào 3 tháng trước khi có thai
  • Vacxin viêm gan B nên tiêm trước khi có thai khoảng 7 tháng (gồm 3  mũi, mũi 1 cách thời điểm có thai 7 tháng, mũi 2 cách mũi 1 một tháng, mũi 3 cách mũi 2 một tháng)
  • Vacxin uốn ván

Tìm hiểu thêm về các mũi tiêm trước khi mang thai tại đây

Bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai

Việc ăn uống hợp lý để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ trước khi mang thai và trong suốt thời gian mang thai là vô cùng quan trọng. Việc duy trì được dinh dưỡng đủ, hợp lý và lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu giảm được các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé trong thai kỳ như huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì,... 

Mẹ nên ăn gì?

Special mum dinh dưỡng trước khi mang thai

Trong vòng 6 tháng trước khi mang thai, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng: Đạm, mỡ, đường, vitamin và khoáng chất. Trong vòng 3 tháng trước khi mang thai mẹ cần bổ sung 2 loại chất là sắt và acid folic. Việc bổ sung 2 sắt cùng acid folic sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. 

Mẹ không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung trước khi mang thai. Có những nhóm thực phẩm mẹ cần tránh sử dụng trong thời gian chuẩn bị có thai như:

Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: Trong thời gian ít nhất 3 tháng trước khi mang thai, mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại cá như cá kiếm, cá ngừ, cá thu lớn, cá bơn,... 

Các loại nước ngọt có ga, nước ép đóng hộp,.. là những thử phạm khiến hàm lượng đường trong máu của bạn tăng cao và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé mẹ nên dừng sử dụng các loại nước này.

Các loại chế phẩm kích thích như rượu, bia và những thức uống có chứa caffeine rất dễ thông qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy ngay từ khi đưa ra quyết định sẽ có thai mẹ nên cắt giảm dần các laoij thức uống này để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. trong tương lai. Caffeine cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của bạn. Không nên sử dụng quá 200 mg caffeine mỗi ngày.

Chế độ sinh hoạt cho kế hoạch mang thai

Để chuẩn bị cho một thai kỳ 9 tháng 10 ngày, mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ nên bắt đầu thực hiện luôn một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Cần hạn chế tránh tiếp xúc với các chất độc hại cho cơ thể  kể cả thuốc. Đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh mạnh cũng như các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không rõ nguồn gốc.

Tăng cường vận động thể dụng thể thao nhẹ nhàng, duy trì thói quen này trong thời gian chuẩn bị mang thai cũng như trong toàn bộ thai kỳ sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ trong quá trình sinh em bé và sau sinh.

Hy vọng với những thông tin Special mum đứa ra trong bài viết sẽ giúp em an tâm phần nào hơn để chuẩn bị cho thai kỳ hạnh phúc.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo hotline: 0944.925.915

Tags : Thư viện sức khỏe
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn