HƯỚNG DẪN MẸ CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ TẮC SỮA

Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Tắc tia sữa không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và nguồn sữa cho con. Vậy làm cách nào để xử lý khi bị tắc sữa, Special Mum sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý chi tiết trong bài viết này.

1. Nguyên nhân khiến mẹ tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng sữa ứ đọng trong bầu ngực do ống dẫn sữa bị tắc, khiến cho sữa không thoát ra ngoài được khi bé bú hoặc khi mẹ vắt. Tắc tia sữa gây vón cục, căng tức, sưng và khó chịu ở vùng ngực của mẹ. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây áp xe vú, viêm tuyến vú và ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Trong đó phải kể đến như: 

Sữa mẹ quá nhiều: Nhu cầu ăn của trẻ khi mới sinh chưa nhiều, do vậy nếu lượng sữa của mẹ nhiều mà không được hút (vắt)  sẽ khiến sữa tồn đọng trong bầu ngực, cùng với đó sữa liên tục tiết ra khiến tình trạng ứ đọng càng tăng lên, gây tắc tia dẫn sữa. 

Cho trẻ bú không đúng cách: Trong những ngày đầu, trẻ phải làm quen với việc bú mẹ. Với những mẹ sinh lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm thường lóng ngóng khi cho bé bú và không biết cách cho trẻ bú đúng khớp ngậm khiến lượng sữa trẻ mút được không nhiều, từ đó gây tồn đọng và tắc tia sữa.

Không cho trẻ bú thường xuyên: Trẻ càng bú nhiều thì bầu sữa của mẹ càng rỗng và tiết sữa đều hơn. Nếu mẹ không cho trẻ bú thường xuyên hoặc nhu cầu ăn của trẻ ít thì mẹ cần hút cạn bầu sữa, không nên để thời gian giữa các cữ bú quá lâu sẽ gây tắc tia sữa. 

nguyên nhân tắc tia sữa | special mum

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa: trẻ ít bú, sữa nhiều, tâm trạng bất ổn,...

Tâm lý bất ổn: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra tâm trạng của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình sản xuất sữa. Sau sinh cuộc sống của mẹ gần như bị đảo lộn, cùng với cơn đau, áp lực chăm con có thể khiến mẹ mệt mỏi, stress. Lúc này cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone oxytocin kích thích tăng tiết sữa và gây tắc sữa sau sinh. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có một số nguyên nhân khác gây tắc tia sữa cho mẹ như: chế độ ăn sau sinh, chế độ nghỉ ngơi, trang phục quá chật, tư thế ngủ,…cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiết sữa và gây tắc tia sữa. 

2. Cách xử lý tắc tia sữa tại nhà 

Tắc tia sữa khiến mẹ không đủ nguồn sữa để cung cấp cho trẻ mà còn gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu tắc tia sữa như: Ngực căng tức nhưng sữa không tiết ra khi trẻ bú hoặc khi vắt, ngực có dấu hiệu nóng và vón cục, cảm thấy đau nhức, khó chịu ở ngực,…thì mẹ nên có những biện pháp can thiệp để giảm tình trạng tắc tia sữa. Một số cách xử lý tắc tia sữa tại nhà mẹ có thể áp dụng như:

Tăng số lần bú của trẻ: Cho trẻ bú là cách giảm tắc tia sữa khá hiệu quả. Nếu tình trạng tắc tia sữa của mẹ mới xảy ra thì việc cho trẻ bú nhiều lần có thể sẽ giúp thông tắc tia sữa, bởi lực mút của trẻ mạnh, đặc biệt là lúc trẻ đói sẽ khơi thông tia sữa bị tắc cho mẹ. Khi cho trẻ bú, mẹ cũng nên chú ý cho trẻ bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm để trẻ lấy được lượng sữa nhiều nhất có thể. 

Massage bầu ngực: Khi tắc tia sữa, bầu ngực của mẹ sẽ căng cứng. Việc massage nhẹ nhàng bầu ngực sẽ có tác động lên các tia sữa giúp thông tia sữa nhanh chóng hơn. Mẹ có thể tự massage bằng cách dùng lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng quanh bầu vú hoặc xuôi theo núm vú. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không được nặn hoặc tác động quá mạnh lên bầu vú, như vậy sẽ khiến tình trạng tắc tia sữa càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

giảm tắc tia sữa tại nhà | special mum

Cho trẻ bú thường xuyên và hút sữa giúp giảm tắc tia sữa tại nhà hiệu quả.

Làm nóng bầu ngực (Chườm nóng): Là một trong những cách giảm tắc tia sữa được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Mẹ có thể dùng nước ấm cho vào chai thuỷ tinh lăn qua lại nơi bầu ngực bị tắc sữa kết hợp massage nhẹ nhàng để làm thông tia sữa. Không nên dùng nước quá nóng sẽ gây bỏng rát và tổn thương ngực. 

Dùng máy hút sữa: Khi trẻ bú xong mà trong bầu ngực mẹ vẫn còn sữa hoặc tình trạng tắc tia sữa chưa được cải thiện. Mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút tiếp,  hoặc  dùng chế độ massage ở máy hút sữa để giảm tình trạng tắc tia sữa. 

 Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý: Sau sinh, cơ thể mệt mỏi, mẹ cần nghỉ ngơi và duy trì tinh thần thoải mái để tăng tiết sữa và hạn chế tắc tia sữa. Cùng với đó, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để tăng chất lượng sữa, cung cấp dinh dưỡng cho bé yêu. 

Nếu tình trạng tắc tia sữa diễn ra liên tục và không thuyên giảm khi đã áp dụng các biện pháp kể trên, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

3. Một số lưu ý giúp phòng tránh tắc tia sữa

Từ những nguyên nhân và cách giảm tắc tia sữa, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh tắc tia sữa sau sinh bằng một số cách như:

  • Nên cho trẻ bú theo nhu cầu
  • Vắt hoặc hút sữa còn dư thừa khi trẻ bú xong.
  • Vệ sinh sạch sẽ núm vú.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng.
  • Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress, căng thẳng

Hy vọng với những thông tin do Special Mum tổng hợp và cung cấp trong bài viết sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng tắc tia sữa sau sinh, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và nguồn sữa cho trẻ. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, mẹ có thể liên hệ 0842 925 915 để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Special Mum: “Sức khỏe của mẹ, tương lai của con”

Xem thêm thông tin tại:

Fanpage:  https://www.facebook.com/specialmum.vn

Youtube:  https://www.youtube.com/@specialmumvietnam

                                                                                               Nguồn: Tổng hợp

Tags : tắc tia sữa, chữa tắc tia sữa, mẹo giảm tắc tia sữa tại nhà, sữa mẹ, sau sinh
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn