CÁCH CHĂM SÓC THAI NHI THEO TỪNG THỜI KỲ

Nếu muốn con sinh ra được thông minh, khỏe mạnh thì ngay từ giai đoạn thai kỳ mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc thai nhi. Mỗi giai đoạn phát triển của thai kỳ,thai nhi cần có chế độ chăm sóc khác nhau. Vậy chăm sóc thai nhi sao cho khoa học, hãy cùng tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.

1.Tầm quan trọng của việc chăm sóc thai nhi 

Chăm sóc thai nhi là việc làm quan trọng trong thai kỳ giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi, đồng thời giúp phòng ngừa và giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe thai kỳ của mẹ và thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào sức khoẻ, dinh dưỡng của người mẹ. Vì vậy,mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khoẻ, khám thai định kỳ, bổ sung dinh dưỡng, thực hiện lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt nhất.

Nếu mẹ không chăm sóc và theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, mẹ sẽ không biết được một số vấn đề có thể gặp phải khi mang thai như: mang thai ngoài tử cung, dị tật thai nhi, thai suy dinh dưỡng, sinh non,…Vì vậy, việc theo dõi và chăm sóc thai nhi rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

2. Cách theo dõi sức khỏe thai nhi

Siêu âm, đếm cử động thai, đo lượng nước ối,… là những cách theo dõi sức khỏe thai nhi để có thể đưa ra những kết luận chính xác về sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong mỗi giai đoạn thai kỳ.

2.1 Siêu âm giúp đánh giá sức khỏe thai nhi

Ngay từ những tuần thai đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò để kiểm tra, đánh giá tình trạng mang thai của mẹ về vị trí của thai nhi, nhịp tim thai và hướng dẫn theo dõi sức khỏe thai kỳ tại nhà trong những tuần đầu.

Siêu âm là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất để đánh giá sức khỏe thai nhi trong thai kỳ. Mỗi giai đoạn thai kỳ, bác sĩ sẽ có những chỉ định, khuyến nghị hình thức siêu âm phù hợp như: siêu âm 2D, siêu âm 3D, siêu âm 5D, siêu âm Doppler màu mạch máu thai nhi,…trong đó siêu âm Doppler màu mạch máu thai nhi là ứng dụng lâm sàng để đo động mạnh rốn, động mạch não, ống tĩnh mạch của thai nhi. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong siêu âm mạch máu thai nhi, bác sĩ sẽ có những theo dõi, chỉ định phù hợp với tình trạng thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Một trong những mốc siêu âm thai nhi quan trọng, mẹ không được bỏ qua gồm:

  • Khám thai lần đầu khi thai kỳ 5-8 tuần: Lần khám này rất quan trọng để xác định xem mẹ có thực sự mang thai hay không?
  • Khám thai tuần 11 – 13: Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ kiểm tra, tầm soát dị tật thai nhi.
  • Khám thai tuần 16 – 18: Kiểm tra sức khoẻ của mẹ và các chỉ số cân nặng, nhịp tim cho thai nhi.
  • Khám thai tuần 20 – 24: Trong tuần thai này, bác sĩ sẽ siêu âm 3D, 4D để phát hiện các dị tật thai nhi: hở hàm ếch, sứt môi, phát hiện các bất thường cơ quan nội tạng và chỉ định mũi tiêm uốn ván đầu tiên cho mẹ.
  • Khám thai tuần 24 – 28: Lần khám thai này, mẹ sẽ thực hiện một xét nghiệm về dung nạp glucose (xét nghiệm tiểu đường thai kỳ) để phát hiện tiểu đường thai kỳ và có những biện pháp điều chỉnh, can thiệp kịp thời. Tuần thai 28 cũng là lúc mẹ nên tiêm uốn ván mũi 2. 
  • Khám thai tuần 28 – 32: Thời điểm này, bác sĩ sẽ thực hiện các siêu âm để phát hiện bất thường về hệ thần kinh trung ương cho thai nhi.
  • Khám thai tuần 32 – 36: Kiểm tra ngôi thai là việc làm quan trọng trong lần khám thai này.
  • Khám thai tuần 36 – 40: Từ tuần 3 trở đi, mẹ sẽ được bác sĩ hẹn theo dõi thai nhi hàng tuần để kiểm tra nhịp tim thai, đo nước ối và chẩn đoán dấu hiệu sinh.

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào thể trạng của mẹ và sự phát triển của thai nhi mà mỗi thai phụ sẽ có những mốc khám thai khác nhau theo chỉ định của bác sĩ.

chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu | special mum

Siêu âm là phương pháp đánh giá sức khoẻ thai nhi thường gặp.

2.2 Đếm cử động thai giúp đánh giá sức khỏe thai nhi

Từ tuần 16 đến tuần 20, mẹ có thể cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Đếm cử động của thai nhi là một cách theo dõi sức khỏe thai nhi đơn giản và hiệu quả. Càng về sau cử động của thai nhi càng rõ và mẹ có thể cảm nhận được những cử động như: xoay người, đạp, nấc,..khi thai nhi cử động đều đặn, chứng tỏ thai nhi phát triển tốt. Nếu số lần thai nhi cử động giảm có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ của thai nhi đang có vấn đề.

Theo các bác sĩ, mẹ nên đếm cử động thai nhi 3 lần/ngày, nhất là sau các bữa ăn. Trong ngày, nếu mẹ không cảm nhận được thai nhi cử động nên đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

2.3 Theo dõi lượng nước ối và đặt monitoring

Nước ối của mẹ chính là môi trường bảo vệ giúp thai nhi phát triển tốt. Khi gặp các vấn đề về nước ối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của thai nhi. Vì vậy, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng nước ối của mẹ thường xuyên trong mỗi lần siêu âm để có chẩn đoán về sức khỏe thai nhi trong từng giai đoạn.

Đặt monitoring là phương pháp đánh giá sức khỏe thai nhi. Phương pháp này thường được chỉ định từ những tuần thai trên 30 khi sản phụ có những dấu hiệu bất thường của thai nhi. Kết quả monitoring sẽ dựa trên nhịp tim, cử động thai và đo cơn gò cho mẹ trong những tháng cuối thai kỳ

Tất cả các phương pháp đánh giá sức khỏe thai kỳ nên được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

3. Cách chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu 

3.1 Chế độ chăm sóc

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi. Từ những tuần đầu tiên đến tuần thứ 6 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển, não, tuỷ sống dần hình thành cùng với sự phát triển của tim và các bộ phận khác trên cơ thể như: tay, chân, mắt, mũi,…được hình thành và phát triển khi thai được 12 tuần.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, để thai nhi phát triển được tốt, mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất cần thiết như:

  • Acid Folic: một dưỡng chất giúp phát triển hệ thần kinh trung ương cho thai nhi và phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho trẻ. Mẹ nên bổ sung acid folic trước khi mang thai ít nhất 1 tháng hoặc bổ sung ngay khi phát hiện có thai.
  • Sắt: là một vi chất cần thiết trong thai kỳ bởi sắt giúp tạo máu và vận chuyển máu, cung cấp oxy để nuôi thai nhi. Mẹ nên bổ sung khoảng 27 miligam sắt mỗi ngày khi mang thai.
  • Canxi: Có nhiều trong các thực phẩm như: trứng, sữa, trái cây, rau màu xanh đậm,…canxi rất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.
  • Chất đạm, các loại vitamin như: Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E,…đều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi mà mẹ cần bổ sung.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress hoặc quá lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi hoặc gặp các biến chứng trong thai kỳ.

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên vừa giúp mẹ nâng cao sức khoẻ, giải toả tâm trạng và kiểm soát cân nặng tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ nên chọn bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,..hạn chế tập các động tác vặn người quá mạnh và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục.

chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu | special mum

Mẹ nên bổ sung acid folic trong 3 tháng đầu thai kỳ

3.2 Những điều nên tránh

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn khá nhạy cảm, vì vậy mẹ nên chú ý một số vấn đề sau để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi:

  • Không sử dụng một số loại thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng không tốt cho thai nhi như: Dứa, rau ngót, rau sam, ngải cứu, rau răm, đu đủ xanh, nha đam, hạt vừng, cua, hải sản chứa thuỷ ngân, gan động vật, các loại rau sống, rượu, bia, café, đồ uống có cồn và hạn chế thực phẩm nhiều muối.
  • Tránh mang vác nặng, không với đồ trên cao và hạn chế di chuyển nhiều trên cầu thang bộ.
  • Tránh căng thẳng, stress
  • Hạn chế mang giày cao gót
  • Hạn chế sử dụng các hoá chất: thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, tẩy trắng da,…
  • Không ngồi ở một tư thế quá lâu
  • Không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu mang thai nếu mẹ thấy có những dấu hiệu bất thường như: ra máu bất thường kèm đau bụng, co thắt bụng dưới, mệt mỏi kèm sốt cao,…hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

4. Cách chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa 

4. 1 Chế độ chăm sóc

3 tháng giữa thai kỳ được coi là thời điểm vàng của thai kỳ, bởi giai đoạn này tình trạng ốm nghén của mẹ đã được cải thiện, thai nhi dần hoàn thiện và phát triển tốt. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được cử động của thai nhi, thời điểm này não bộ của thai nhi phát triển nhanh, các bộ phận như: lông mi, móng tay, móng chân,.. bắt đầu xuất hiện cùng với đó nhau thai đã phát triển hoàn thiện giúp thai nhi hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ cần bổ sung đa dạng thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc duy trì bổ sung các vi chất cần thiết như: acid folic, canxi, sắt, vitamin,…giai đoạn này mẹ nên bổ sung DHA cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển não bộ và thị lực của thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên bổ sung chất xơ, uống đủ nước để hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ. Đồng thời, mẹ cũng nên có một chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học với các bài vận động nhẹ nhàng, ngủ trong tư thế nằm nghiêng, vệ sinh răng miệng, hạn chế chảy máu chân răng, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ phòng ngừa các bệnh hô hấp,…

chăm sóc thai nhi 3 tháng giữa | special mum

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp thai nhi phát triển toàn diện.

4.2  Những điều nên tránh 

Mặc dù 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian khá dễ chịu với mẹ bầu nhưng để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi mẹ cũng nên chú ý: 

  • Không khom người hoặc đứng quá lâu
  • Tránh ăn đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ hoặc các món tái
  • Không nằm ngửa quá lâu
  • Tránh xa các chất kích thích, khói thuốc lá
  • Không tập thể dục quá nhiều với cường độ cao

5. Cách chăm sóc thai nhi 3 tháng cuối

 5.1 Chế độ chăm sóc

3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi tiếp tục phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Trong giai đoạn này, thai nhi phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng, cùng với đó thai nhi có thể nghe âm thanh từ bên ngoài, các bộ phận não bộ, thị lực cũng phát triển mạnh và hoàn thiện ở các tuần cuối thai kỳ. 

Chế độ dinh dưỡng vẫn là yếu tố chính quyết định sự phát triển toàn diện ở thai nhi. Vì vậy, mẹ vẫn nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất ở 3 tháng cuối thai kỳ như: 

  • Canxi giúp ngăn chặn nguy cơ loãng xương ở mẹ và bổ sung canxi giúp phát triển hệ xương, răng cho thai nhi
  • Sắt: Tăng tuần hoàn máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
  • DHA: Tốt cho não bộ của trẻ.
  • Magie: Phòng ngừa chuột rút và giảm nguy cơ sinh non.
  • Protein và chất xơ: Cung cấp năng lượng cho cơ thể, phòng ngừa táo bón thai kỳ.

3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đồng thời mẹ nên trang bị thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe sau sinh bằng việc tham gia các lớp học tiền sản, chăm sóc trẻ sơ sinh và những đồ sơ sinh cần thiết cho trẻ. 

Bên cạnh đó, những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ hoặc các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ như: chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng thường xuyên, thai không chuyển động,…hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. 

5.2 Những điều nên tránh 

  • Tránh làm việc căng thẳng
  • Không nằm ngửa
  • Hạn chế di chuyển bằng các phương tiện công cộng
  • Tránh xa khói thuốc và rượu, bia
  • Không ăn thực phẩm sống, tái hoặc đồ ăn nhanh

Mang thai là hành trình dài, mẹ nên trang bị cho mình những thông tin hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin Special Mum cung cấp sẽ giúp ích cho mẹ. Nếu mẹ đang có ý định mang thai hoặc đang trong thai kỳ cần được tư vấn thêm về sức khoẻ và sản phẩm bổ sung như: sắt, omega,…hãy liên hệ hotline 0842 925 915 để nhận tư vấn từ chuyên gia.

Special Mum: “Sức khỏe của mẹ, tương lai của con”

Xem thêm thông tin tại:

Fanpage:  https://www.facebook.com/specialmum.vn

Youtube:  https://www.youtube.com/@specialmumvietnam

                                                                                               Nguồn: Tổng hợp

Tags : chăm sóc thai kỳ, mang thai 3 tháng giữa, mang thai 3 tháng cuối, siêu âm
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Special Mum Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn